Chương 11. Nền tảng của sự trùng phùng giữa văn hoá Đông phương và Tây phương

Chương 11
Nền tảng của sự trùng phùng
giữa văn hoá Đông phương và Tây phương

I. Những Ẩn Ý Của Câu Hỏi

Trong ba ngày họp mặt nơi đây, tại một đại học đường tôn quý của thủ đô Triều Tiên, chúng ta đều hướng tất cả nỗ lực để trình bày và giải đáp ba câu hỏi trọng đại. Câu hỏi quan trọng nhất trong ba câu hỏi được đặt ra trong buổi hội thảo chính là câu hỏi thứ nhất:- how can we work for the harmony of the cultres of East and west, in order to provide forreal peace?(Làm thế nào ta có thể phụng sự cho sự hòa diệu giữa những nền văn hóa Đông Phương và Tây Phương để cung hiến nền hòa bình thực thụ?)Trước một câu hỏi như trên, tất nhiên mỗi người sẽ trả lời một cách, tùy theo kinh nghiệm và bối cảnh văn hóa của mình. Nhưng nói đến hội nghị và hội thảo có nghĩa là nói đến sự nhất trí của tất cả sự nỗ lực đa dạng để hướng đến một sự giải quyết tập thể về một vấn đề phức tạp. Nói khác đi có nghĩa là tất cả chúng ta đều cùng nhau cố gắng mang tới một sự giải quyết trong tinh thần tương phùng. Chữ La tinh con-ferenlina có nghĩa là “cùng nhau”. Hôm nay, chúng ta cùng nhau mang tới những gì? Tất nhiên chúng ta cùng nhau mang tới sự tương phùng, sự gặp gở giữa những lập trường, khác biệt mâu thuẫn. Chúng ta đã gặp gỡ nhau trước một câu hỏi quan trọng nhất; đó là câu hỏi về khả tính của sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương.Trước khi đặt vấn đề về khả tính của sự hòa diệu giữa những nền văn hóa khác nhau chúng ta cần phải làm sáng tỏ khả tính của sự hòa điệu giữa những lý hội khác nhau của chúng ta trước ý nghĩa của chính câu hỏi. Chúng ta phải cần trình bày ý nghĩa của câu hỏi một cách minh bạch, muốn thế chúng ta cần vạch ra những ẩn ý sâu kín nằm trong câu hỏi. Chỉ khi nào những ẩn ý tiềm tàng trong câu hỏi được phơi trần ra rõ ràng thì chúng ta mới có thể đạt tới sự hòa điệu chính yếu đầu tiên trong sự lãnh hội nhất trí về ý nghĩa minh bạch của chính câu hỏi. Từ sự hòa điệu chính yếu trước ý nghĩa câu hỏi, chúng ta mới mong đi tới sự hòa điệu chính yếu trong ý nghĩa của câu trả lời. Từ sự hòa điệu chính yếu trong ý nghĩa của câu trả lời thì chúng ta mới mong đi tới sự hòa điệu căn bản giữa nền văn hóa Đông phương và Tây Phương. Nếu không có sự hòa điệu giữa những câu trả lời ngay nơi hội nghị này thì làm gì mong có sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương? Khi không có sự hòa điệu cụ thể giữa những người đối thoại ở đây và bây giờ (hic et nunc) ngay giờ phút này, nơi hội nghị này mà nói đến sự hòa điệu trừu tượng giữa nền văn hóa trừu tượng kia thì chỉ là lý luận viễn vông và vô nghĩa: nghĩa là người ta chỉ đi đến đây nói, rồi người ta lại trở về và mọi sự dường như đều được giải quyết bằng một chuổi diễn thuyết ý vị, nhưng thực sự chẳng có giải quyết nào cả tận căn để, tận nền tảng, tận gốc, thực sự người ta cũng vẫn chẳng giải quyết gì cả. Nói cho rõ ràng hơn, điều quan trọng không phải là đưa ra một câu trả lời hợp lý, hợp lẽ, mà điều quan trọng nhất phải là hiểu cách đặt câu hỏi. Khi chúng ta hiểu được cách đặt câu hỏi thì chúng ta đã có sẵn câu trả lời rồi, vì cách đặt câu hỏi đã ấn định, quy định nội dung của câu trả lời. Muốn hiểu thể cách đặt câu hỏi, chúng ta phải vạch ra những ẩn ý tiềm mặc chứa đựng trong chính câu hỏi. Vạch ra những ẩn ý của câu hởi có nghĩa là ý thức rõ ràng về những tiến trình ngôn ngữ học trong sự trao đổi thông đạt của con người.Nới như nhà bác ngữ học Benjamin Lee Whorf:” Bất cứ khi nào người ta đạt tới sự hòa điệu hay hòa đồng thì chỉ đạt tới sự hòa thuận này bằng những tiến trình ngôn ngữ học mà thôi, nếu không thể thì không đạt tới sự hòa thuận được trong nhân sự ” (whenever agreement or assent is arrived at in human affairs… this agreement is reached by linguis-tic processes, or else it is not reached). Câu văn của nhà thông thái Benjamin Lee Whorf mà chúng ta vừa trích dẫn là một câu văn quan trọng, và câu văn ấy chẳng những đặt ra nguyên tắc căn bản để đạt tới sự hòa điệu của hội nghị này mà còn là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để phụng sự cho sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương để cung hiến nền hòa bình thực thụ cho nhân loại. Thế mà chúng tôi đã trả lời ngay từ bước đầu: muốn phụng sự cho sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương để cung hiến cho nền hòa bình thực thụ, chúng ta cần phải ngay bước đầu đạt tới hòa điệu, hòa thuận bằng những tiến trình ngôn ngữ học. Câu trả lời đầu tiên của chúng tôi là bắt đầu với khoa học Siêu Ngôn Ngữ học (Meta-linguistics) của Benjamin Lee Whorf, nhưng theo nhịp tiến diễn của buổi thuyết trình của chúng tôi, chúng tôi sẽ lần hồi đi tới một sự giải đáp tối hậu có tính cách toàn diện và sự giải đáp toàn diện này sẽ là vượt qua luôn cả khoa siêu ngôn ngữ học. Sở dĩ chúng tôi đã nhắc tới tên của nhà bác học Benjamin Lee Whorf ngay phần mở đầu này là vì chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của ngôn ngữ đối với tư tưởng, mà ở khắp thế giới hiện nay, nhất là ở thế giới tri thức Anh Mỹ, không ai còn lạ gì với những lý thuyết của Benjamin Lee Whorf và Alfred Korzybski đới với cơ cấu của ngôn ngữ và ảnh hưởng quan trọng của cơ cấu ngôn ngữ đối với sinh hoạt văn hóa của con người thời đại, trong những buổi hội nghị quan trọng như hội nghị hôm nay, chúng ta khoogn thể nào bỏ qua những cống hiến quan trọng của những học giả như Stuart Chase và S.I Hayakawa, những người đã áp dụng những lý thuyết Korzybski- Whorf để giải quyết những vấn đề quan trọng của chính trị; thế giới, xã hội; tư tưởng và hành động. Ở trên chúng tôi đã trình bày: muốn phụng sự cho sự hòa dideuj giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương để cung hiến một nền hòa bình thực thụ, chúng ta cần phải trước tiên đạt với sự hòa điệu hòa thuận bằng những tiến trình ngôn ngữ học, hiểu theo nghĩa siêu ngôn ngữ  học, hiểu theo nghĩa siêu ngôn ngữ học(Meta-linguistics) của Benjamin Lee Whorf. Hội nghị chính là môi trường để cụ thể hóa, để thể hiện sự hòa đồng bằng đường lối của những tiến trình ngôn ngữ học. Chỉ có sự hòa đồng này mới là nền tảng cho tất cả những sự hòa đồng khác trong mọi lãnh vực, mọi sinh hoạt của con người. Sự hòa đồng giữa những nền văn hóa khác nhau chỉ có thể thực hiện là khi nào chúng ta đã thực hiện sự hòa đồng giữa những tiến trình ngôn ngữ học. Văn hóa là toàn thế hệ thống biểu tượng của một truyền thống, và tiến trình ngôn ngữ học (Linguistics process) theo nghĩa của B.L. Whorf chính là tiến trình biểu tượng (symbolic process) theo nghĩa của S.I hayakawa: sự tựu thành của văn hóa con người nơi việc sử dụng những biểu tượng (Alfred Kozybski: Man’sachievements rest upon the use of sym-bols). Do đó, câu hỏi thứ nhất của hội nghị nêu ra đã mang ẩn ý thứ nhất như vầy:- Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự cho sự hòa điệu giữa những tiến trình  biểu tượng Đông phương và Tây phương để cung hiến nền hòa bình thực thụ?( How can we work for the harmony of the symbolic processes of the East and West, in order provibe for real peace?)Từ ẩn ý thứ nhất này, chúng ta tiến tới ẩn ý thứ hai:- Tiến trình biểu tượng của Đông phương là thế nào? Đặc tính của tiến trình biểu tượng Đông phương là gì?Từ ẩn ý thứ hai, chúng ta tiến tới ẩn ý thứ ba:- Sự khác nhau giữa tiến trình biểu tượng của Đông phương và tiến trình biểu tượng của Tây phương là thế nào?Từ ẩn ý thứ ba, chúng ta tiến tới ẩn ý thứ tư:- Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự cho sự hòa điệu giữa những tiến trình biểu tượng Đông phương và Tây phương để cung hiến cho nền hòa bình thực thụ, khi mà chúng ta bị nô lệ vào tiến trình biểu tượng Tây phương ngay trong lối đặt vấn đề và lối giải quyết vấn đề?Ẩn ý thứ tư này mở ra ẩn ý thứ năm:

– Tất cả những tiến trình biểu tượng của Tây phương đều quy định trong chiều hướng nhị phân mà Kor-zybski gọi là “two-valued orientation” xuất phát từ quy luật luận lý của Aris-tote (như luật đồng nhất, “law of iden-tity”, luật khử tam,”law of the exclu-ded middle” luật bất mâu thuẫn, “law of non-contradiction”)Chính khuynh hướng nhị phân (two-valued orientation) đã quy định câu hỏi thứ nhất nêu ra trong hội nghị, vì câu hỏi này nêu lên hai giá trị mâu thuẫn, tức là Đông phương và Tây phương. Tất cả mọi sự tranh luận, tất cả mọi hội nghị đều đi đến chỗ bế tắc, vì mọi người đều bị quy định bởi khuynh hướng nhị phân (two-valued orientation); khuynh hướng này được phát biểu rõ rệt nhất trong thái độ của người chủ trương,” những kẻ nào không theo chúng tôi thì có nghĩa là chống đối chúng tôi” (those who are not with us are against us). Văn hóa cổ điển Tây phương đã được đặt nền tảng trên khuynh hướng nhị phân xuất phát từ nền văn minh Hy Lạp kể từ Socrate đến Platon và Aristore. Khoa học Tây Phương cũng xuất phát từ luận lý học nhị trị (two-valued logic), nhưng những khám phá mới mẻ nhất của toán học và vật lý học hiện nay thì luận lý học nhị trị (two-valuedlogic) chỉ là một trong nhiều hệ thống của luận lý học vô hạn trị giá (infinite valued logic); Korzybski, B.L Whorf, Stuart Chase và S.I Hayakawa là những nhà thông thái, học giả và giáo sư thừa hưởng sản phẩm của văn hóa Tây phương cho nên khi họ thấy sự nguy hiểm của khuynh hướng nhị phân (two-valued orientation) trong sinh hoạt tinh thần và vật chất của con người hiện đại, tức là những con người tiếp thụ sản phẩm văn minh Hy Lạp ( nhất là chịu ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp của Aristote thì họ liền chủ trương hay thế khuynh hướng nhị phân (two-valued orientation ) bằng khuynh hướng đa phân tức là “the multi- valued orientation” hoặc khuynh hướng vô hạn nhị phân của khoa học hiện đại “the infinite valued orientation of modern science”. Họ cho rằng chỉ có khuynh hướng đa phân hay vô hạn phân trị mới đem đến sự điều hòa; hòa thuận hoặc sự trật tự quân bình của con người hiện đại.Ở trên, chúng tôi đã nói đến đề nghị vượt qua siêu ngôn ngữ học của B.L Whorf, vượt “siêu ngôn ngữ học” của B.L Whorf là đồng thời vượt qua luôn nghĩa thể học tổng quát ( Genaral Semantics) của Korzybski, Stuart Chase và S.I hayawa, đồng thời vượt qua tất cả chiều hướng luận lý học vô hạn trị phân (the infinite-valued logic) của khoa học hiện đại. Chúng tôi nghĩ rằng muốn thể hiện sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương để cung hiến nền hòa bình thực thụ cho nhân loại thì chúng ta phải đứng ngoài mọi sự đánh giá về thực tại vì dù là khuynh hướng nhị phân (two-valued orientation) hay khuynh hướng đa phân (multi-valued orientation) hay khuynh hướng vô hạn phân ( the infinite-valued orienta-tion), tất cả mọi khuynh hướng này đều xuất phát từ thể điệu đặc biệt của văn hóa Tây Phương; biến đổi hiện thể thành một đối thể thuần túy, nghĩa là nói như Heidegger: không để cho hiện thể được là hiện tính mà lại đánh giá, biến hiện thể trở thành đối thể của sự dụng hành. Bản chất của văn hóa Tây phương là đánh giá thực tại, mà đánh giá thực tại thì biến thực tại trở thành đối tượng,biến thành vật thể (object) và khi thực tại (the real) bị biến thành vật thể (object) thì sự điều hòa đã bị đánh mất và sự mâu thuẫn xung đột lại xuất hiện, vì sự xung đột tương tranh đã xảy ra những giá trị, giữa những sự đánh giá khác nhau. Bản chất của văn hóa Đông phương là sự hòa điệu vì đạo lý Đông phương không đánh giá thực tại. Đạo lý Duy Thức (Yogàcàra), Đạo lý Vendànta, Đạo lý Khổng Tử và Lão tử và tất cả những đạo lý chính yếu cảu Á đong đều phủ nhận sự nhị phân (duality) của thực tại ở lộ trình giải thoát tối hậu triệt để hơn hết là đạo lý Trung Quán (Màdhyamika) của Phật giáo lại phủ nhận tất cả tính cách nhị biên (duality) của mọi quan điểm(views); đối với Nguyệt Xứng (candrakìrti), môn đệ trung thành của Ngài Long Thọ(Nàgàrjuna) thì “Thực tại là sự im lặng toàn triệt của lý trí”(the real is the utter silence of Reason, cf Mà-dhyamikakàvrtri, Bib, Bud IV, p57, “paramàthohyàryànàm lùsnìmbhàvacva”. Bản chất của lý trí là đánh giá, sự đánh giá, dù là đánh giá một cách xây dựng tích cực, cũng chỉ là có tính cách chủ quan hóa (cf. Heidegger:” Alles Werlen ist, auch wo es posiliv werlel, eine Subjeklivierung”). Đặc tính của tiến trình biểu tượng của Tây phương là có khuynh hướng nhị phân, đa phân và vô biên phân còn đặc tính của tiến trình biểu tượng của Đông phương là có khuynh hướng “siêu giá, ly lưỡng biên” (non-dual orien-taton), hoặc “Vô phân”(non-valudedorientation). Sự bất hòa điệu giữa những nền văn hóa xuất phát từ khuynh hướng nhị phân của tinh thần nhị biên (duality), bản chất của tiến trình ngôn ngữ và của tiến trình lý trí; chính khuynh hướng nhị biên là nguyên nhân của chiến tranh hiện nay ở thế giới, tức là chủ trương của tinh thần nhị phân thu gọn trong câu “những kẻ nào không theo chúng tôi thì có nghĩa là chống đối chúng tôi”. Hòa bình thực thụ chỉ xuất hiện khi nào chúng ta thực hiện được sự hòa điệu trong tâm thức, sự hòa điệu này chỉ có thể thực hiện khi nào chúng ta không còn đánh giá thực tại; dù đánh giá tiêu cực hay đánh giá tích cực đều nguy hiểm, vì chúng ta đã chủ quan hóa Thực Tại, dù khuynh hướng nhị giá hay khuynh hướng đa phân cũng đều không thể đưa con người đạt tới sự hòa điệu thực sự, không thể đưa đến nền hòa bình thực thụ. Chỉ có một khuynh hướng thực sự đưa đến sự hòa điệu, đưa đến hòa bình thực thụ đó là khuynh hướng ly lưỡng biên(non-dual orientation) của tiến trình biểu tượng (the symbolic pro-cess) trong bản chất văn hóa Đông phương.

II. Đặt Lại Câu Hỏi

Sau khi đã nêu ra những ẩn ý trong câu hỏi, chúng tôi xin đặt lại câu hỏi thứ nhất của hội nghị:- Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự cho sự hòa điệu giữa những nền văn hóa Đông phương và Tây phương để cung hiến nền hòa bình thực thụ cho nhân loại?Câu hỏi trên đã tự mở bày ra khuynh hướng nhị phân ngay trong tiền đề của chính nó (in its presupposition). Bản tính của văn hóa Đông phương là hòa điệu, còn bản thể của văn hóa Tây phương là tương tranh mâu thuẫn, hiểu theo nghĩa tính luận (ontological meaning) của Héraclite về “polemos”. Do đó, chúng ta phải đặt lại câu hỏi:- Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự cho việc quy định hướng tính cách tương tranh mâu thuẫn của văn hóa Tây phương trên con đường đi về sự hòa điệu của văn hóa Đông phương?Nói một cách đơn giản hơn:- Làm thế nào chúng ta có thể phụng sự cho việc đưa chiến tranh đến sự hòa bình thực thụ?Luận điệu của chính trị quốc tế hiện nay là dùng chiến tranh để đưa đến hòa bình, nhưng có thể nào đạt tới để đều mà mình đã hủy diệt ngay từ bước đầu?Nói khác đi, là thế nào chúng ta có thể đạt tới sự hòa điệu, tức là khuynh hướng ly lưỡng biên (non dual orientation) khi chúng ta vẫn còn bị lệ thuộc vào khuynh hướng nhị biên trong chính tiền đề (presuppositon) của câu hỏi? Chúng ta chỉ phân biệt Đông phương và Tây phương khi chúng ta đã đánh mất sự hòa điệu. Sự hòa điệu chỉ nằm tại nguồn; nơi suối nguồn, Đông phương và Tây phương không còn khác nhau, cả hai chỉ là một. Và con đường hướng về Suối nguồn duy nhất này chính là con đường “antadvayasunya” của Prajnà, mà Prajnà, chính là sự im lặng toàn triệt của tất cả mọi câu hỏi, vì tất cả câu hỏi đều bị quy định trong cơ cấu của ngôn ngữ, mà cơ cấu của mọi ngôn ngữ đều bị quy hướng trong con đường nhị phân hoặc đa phân. Trong tư tưởng Phật giáo của Nàgàr-juna thì Prajnà chính là Sunyatà mà Sun-yatà có nghĩa là “phi nhị tướng, ly lưỡng biên” tức là “không tướng” (laksanasu-nyatà) hoặc “không tự tướng”(svalaksan-astunyatà)Chúng tôi muốn kết luận bằng một câu kệ của Long Thọ (Nàgarjuna) trong Màbhyamika-kàrikàs (Bid.Budd.IV):Tất cả đều hòa điệu đối với kẻ nào hòa điệu với Không Tính.Tất cả bấy hòa điệu đối với Kẻ nào không hòa điệu với Không Tính.Sarvan ca yujyate tasya, sùnyatà yasya yuiyate; Sarvam na yujyate tasya sùn-yam yasya nayujyateMK.XXIV, 14(all is harmony indeed for him who to sunyatà conformsAll is not harmonious for him who conforms not to sunyatà)

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận