-
BÀI VIẾT VỀ THẦY TUỆ SỸ
- [TƯ LIỆU] Phạm Công Thiện cảm nghĩ về thầy Tuệ Sỹ tại buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật – Hoa Kỳ
- Tuệ Sỹ, Tù đày và Quê nhà
- ĐỖ THÁI NHIÊN: “Tuệ Sỹ: Người tòng quyền”
- Tuệ Sỹ, Thái Độ của Nhà Sư Nhập Thế
- Đinh Trường Chinh: Pháp danh của Bố tôi
- Tôi viết về Thầy Tuệ Sỹ…
- Tuệ Hạnh: Ân tình Pháp Hội
- Nhân đọc “TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP” của HT. Tuệ Sỹ
- Đặng Tiến: ÂM TRẦM TUỆ SỸ
- Rằm Trung Thu… Lại nhớ vài dịp trung thu bên Ôn Tuệ Sỹ
- THEO DẤU LẶNG NGHE ĐIỆP KHÚC DƯƠNG CẦM CỦA THẦY TUỆ SỸ (Huỳnh Kim Quang)
- Đọc thơ Tuệ Sỹ
- Vài kỷ niệm nhỏ với thầy Tuệ Sỹ
- Đặng Trần Quý: “Viếng Thị Ngạn Am”
- Tâm Nhãn: DỤ NGÔN CỦA THẦY
- Chùm ảnh: HT. Tuệ Sỹ viếng & thọ tang cố HT. Minh Châu
- Chén trà lão Triệu mà chưng hoa ngàn
-
"KỶ YẾU TRI ÂN HT. THÍCH TUỆ SỸ"
- Lời ngỏ
- Thích Nguyên Tạng: Ôn Tuệ Sỹ – Bậc Thạch Trụ Thiền Gia
- GIÁO DỤC VẪN LÀ NIỀM TIN SAU CÙNG CÒN SÓT LẠI
- Thầy Tuệ Sỹ và ngôn ngữ
- Trần Bảo Toàn: “CHIẾN BINH TUỆ SỸ”
- HT. Thích Thái Hoà: Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (bài đầy đủ)
- Thích Minh Tâm: TỐI TRỜI, CÒN ĐÓ MỘT VÌ SAO
- THÍCH TỪ LỰC: BIẾT ƠN ÔN, VỚI TẤM LÒNG KÍNH CẨN
- HUỲNH KIM QUANG: Từ Việc Dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Tới Phục Hưng Văn Hóa Dân Tộc
- THẦY TUỆ SỸ: NHƯ MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG
- Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam
- Nguyên Túc Nguyễn Sung: Thư gửi Thầy
- "HƯ KHÔNG HỮU TẬN - NGÃ NGUYỆN VÔ CÙNG"
- ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU
THẦY TUỆ SỸ VÀ NGÔN NGỮ
[དྲི་མེད་འོད་ཟེར། – Tịnh quang hương]
(Thay cho lời mời từ báo Phật Việt)
Khi muốn nêu lên một vấn đề gì có tầm quan trọng cá biệt làm thay đổi đời mình trong lịch trình tồn tại hướng thượng, có thể ta sẽ nhắm đến một bậc thầy nào đó. Tiêu điểm này không phải là một hiện thân mà là một tiến trình chuyển y, như ánh sáng có hương thơm vậy. Và, tất nhiên, ánh sáng ấy là vĩnh cửu.
Trong đất và cuộc lữ của mình, tôi có hai (2) bậc thầy, đó là thầy Nguyên Giác, hiện trụ trì chùa Già-Lam, người dạy tôi Phạn ngữ, và bậc kế đến là thầy Tuệ Sỹ, bậc mà tôi tự cho là cài cho tôi “túi năng lượng” vào đời mình, thúc đẩy và hấp dẫn bằng ngón tay trỏ của và trong ngôn ngữ.
Thật vậy, tôi tìm đến với 2 bậc thầy này, như một hạt bụi bám lại dưới gót chân người, khi chuyến xe bão táp băng qua, hoặc thơ mộng hơn như ánh sáng còn sót lại của một tinh cầu đã chết đi từ vô lượng kiếp – nó lang thang một thoáng và rồi cũng biến mất. Nghĩa là, đối với họ, tôi hoàn toàn vô ký cho một hành nguyện mênh mông. Nghĩa là, cái chức danh học trò cao quý được trao cho từ các vị, với tôi vẫn là chưa, và vẫn còn lâu xa như một kỳ vọng.
Như một học trò siêng năng vì dốt nát, lẽ ra tôi sẽ tán tụng các ngài như những gì có thể, như những gì mà các học trò khác được học từ các ngài. Thật là vô ích, khi tôi cho rằng, “hương tịnh quang” ấy, không phải của riêng mình với những ca tụng thế gian như một chìu lòng trong những quần thể đang đưa cao hết sức của đôi cánh tay, và rồi mệt mỏi ngủ vùi trong hối tiếc, lãng quên mau chóng.
Ngôn ngữ, từ độ hữu duyên học hành xa xưa đó, thành tập khí qua bộ lọc của trầm tư, nó phát triển thành những đám mây, thành những cơn mưa, hoặc thành những cơn thịnh nộ của bế tắc, để rồi lại là ánh rạng rở của đôi mắt từ bi rọi soi, dẫn đường cho những bước chân lầm lỡ vì kiêu mạng, sân si.
Ta đâu cần nói đến đức tu của các ngài, đâu cần nói đến những uyên bác của tuệ giải, tuệ học bao la từ các vị ấy. Ta không đủ sức và chưa từng đủ sức.
Ta cũng đâu cần nói đến ân đức đến vô lượng mà các ngài đã truyền trao. Ta chưa đủ sức và chưa từng đủ sức. Cái mà ta cần chính là “hương tịnh quang” đã thành hoặc đang và sẽ thành tập khí trong ta, được phóng thích và bay đi và bay theo như những đàn chim câu biệt tích. Cái còn để lại chính là từ bi và trí tuệ như một Pháp Thân.
Ngôn ngữ, được tung hoa về hướng các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, không phải vì thầy “biết” nhiều ngoại ngữ và là những loại cổ ngữ khó xơi đối với một vài người thông tuệ hoặc hơn thông tuệ trong chúng ta. Ngôn ngữ, được rắc hoa về hướng các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, không phải là những diệu khéo của thầy khi làm lộ tướng trong những huyền ngôn tịch mặc của chư chân sư, chư dịch sư từ các thời hưng Pháp cũ – biết nhiều ngoại ngữ là một hiện tượng đáng kinh ngạc vào khoảng 50-60 năm về trước – còn bây giờ giá trị của biết, thậm chí thông thạo nhiều ngoại ngữ, như dây cót đang chùng, sắp đến mức zero – mà chính là các thầy mình bằng phương tiện khéo léo dẫn ngôn ngữ đi về hướng tịch tịnh như thế nào, trước khi “ngôn ngữ đạo đoạn.”
Ngôn ngữ được trải thảm về hướng các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, không phải là các công trình biên dịch vĩ đại của thầy – giữ được hồn ngôn Việt và tinh anh của Thánh ngữ – mà chính là trước khi “tâm hành tịch diệt,” và “ngôn ngữ đạo đoạn,” chúng đã được thầy hợp nhất như thế nào để tấm Tăng bào cửu trụ nơi thế gian và cả các cõi trời.
Người ta nói đến loài chim thiên di qua sông rộng, không lưu vết tích, còn ta nói đến những ai tiếp cận các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, có còn lưu lại chút “tịch quang hương” hay không?
Người ta nói đến đạo hành của các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, nhưng ta phải nói đến trong lòng, mảnh Tăng bào đơn sơ nhưng tràn đầy năng lượng ấy có còn thắm đẩm trong tư duy và hành động của ta hay không?
Tuy nhiên, bóng chim không lưu dấu trong dòng nước bạc, nhưng hương tịnh quang thì mãi tỏa khắp ngàn trùng, vì nó chưa từng đầy vơi lui sụt như ngôn ngữ và hành tướng của đám đông.
Ở đây, tôi muốn nói đến hương tịnh quang, chính là ngôn ngữ của các thầy, nhất là thầy Tuệ Sỹ, như thể nó chưa từng được nói lên, nhưng nó tồn tại mãi trong ta, đến độ Thượng Đế, nếu có, còn phải khóc.
Pháp Hiền cư sỹ, am Mít, chiều T4, 27/9/2023