A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN

Tuệ Sỹ dịch & chú

“A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận, 12 quyển, Tôn giả Mục-kiền-liên tạo, Tam tạng pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch”: đây là tiêu đề của một trong sáu túc luận, cũng là một trong bảy luận thư căn bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được phiên dịch vào niên hiệu Hiển Khánh thứ 4 (Tl. 659), trước Tập dị môn luận một năm, sau khi hồi hương 14 năm.

Tiêu đề gốc Phạn của luận thư được phục hồi y theo dẫn thuật bởi Yaśomitra trong Kośavyākhyā (Câu-xá giải minh): Dharmaskandha, cùng lúc với sáu luận thư khác lập thành cơ sở Thánh điển của Hữu bộ. Mặc dù trong sáu luận thư, chỉ có Phẩm loại được gọi đủ với tiêu đề Phẩm loại túc luận (Prakaraṇa-pādaśāstra), các luận thư khác không như vậy, nhưng trong khi giới thiệu, Yaśomitra dẫn một “thân luận” là Phát trí và “sáu túc luận” (tasya śarīrabhūtasya śāṭ pādāḥ) . Bảy luận thư này, Thế Thân nói là một phần của thế tục A-tì-đạt-ma (saṃketika); nó là phương tiện, hay tùy hành, hỗ trợ chứng đắc tuệ vô lậu cùng với tùy hành của nó là năm uẩn vô lậu .

“Sáu túc luận” trước đã được La-thập đề cập trong luận Đại trí độ, gọi là “sáu phần A-tì-đàm”. Căn cứ theo đây, điều mà La-thập nói là phần thay vì túc, Ấn Thuận suy rằng từ “túc luận” (pādaśāstra) – luận chân, và “thân luận” (śarīraśāstra) – luận thân, chỉ được thêm vào các thời đại sau do bởi tầm quan trọng của các luận thư này trong sự phát triển của Hữu bộ. Suy luận này có thể hợp lý, nhưng các từ Hán dịch của La-thập ít khi trung thành với các quy tắc ngữ nguyên của Sanskrit, như saṃjñā (tưởng) có khi dịch là tướng, rất dễ nhầm lẫn với lakṣaṇa là hàm nghĩa yếu tính hay đặc điểm, hoặc nhầm với nimitta hàm nghĩa dấu hiệu, tín hiệu thông tin. Do đó không thể căn cứ từ Hán dịch ấy mà dịch ngược lại Sanskrit để biết rõ ý nghĩa chính xác là gì. Trong trường hợp này cũng vậy. Trong nguyên nghĩa Sanskrit, pāda có nghĩa là “chân”, là “gốc rễ”, mà cũng có nghĩa là “phần”, chính xác là “một phần tư” (Wogihara, Monier). Các học giả hiện đại đều hiểu như Huyền Trang mà Hán dịch sát nghĩa là “túc luận”.

Từ skandha (uẩn) trong dharmaskandha được Thế Thân giải thích đồng nghĩa với skandha trong pañcaskandha (năm uẩn). Từ này, cổ cựu dịch là 陰 ấm hay 眾 chúng. Trong đây, Hán dịch ấm được hiểu theo hai nghĩa: 蔭覆 ấm phú hay 陰蓋 ấm cái, che trùm, hay che đậy. Ma-ha chỉ quán giải thích: “(a) Nói là ấm, vì nó che trùm (ấm cái) thiện pháp. Đây là gọi tên theo nhân. (b) Ấm cũng có nghĩa tích tụ, sinh tử chồng chất. Đây là gọi tên theo quả.” Định nghĩa này một phần căn cứ theo Hán dịch của Chân Đế, và phần khác là căn theo nghĩa từ điển chữ Hán, không thấy trong Câu-xá.

Khuy Cơ giải thích ý nghĩa uẩn trong Pháp uyển nghĩa chương như sau: “Phạn nói là 塞建陀 tắc-kiến-đà (skandha), Đường (Trung Hoa) nói là uẩn. Cựu dịch là 陰 ấm (hoặc đọc là âm). Nếu đọc là ấm theo nghĩa 蔭覆 ấm phú (bóng che) thì tiếng Phạn nói là bát-la-bà-đa (?). Xét ra nên đọc là âm , tức từ trong âm dương.”

Trong định nghĩa của Câu-xá, skandha hay uẩn được giải thích như sau: ‘Tụ hòa hợp của các pháp hữu vi, đó là nghĩa của uẩn. Như Khế kinh nói: Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoăc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc vi tế, hoặc thấp kém, hoặc vi diệu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả được họp lại làm một tụ, và gọi đó là sắc uẩn.’ Điều đó chứng minh rằng, theo như trong kinh đó, uẩn có nghĩa là tụ.”

Trong ý nghĩa vừa dẫn, pháp uẩn được hiểu là “Phật ngôn” (buddha-vacana). Thể tính của Phật ngôn được bao hàm trong hai uẩn: sắc (rūpa) hoặc hành (saṃskāra). Trước hết, Phật ngôn, những điều Phật nói, cần được phát ngôn và nghe qua ngữ âm (śabda), tức tiếng nói, thuộc sắc uẩn. Ngữ âm ấy bao gồm những âm tiết, họp thành một từ để chỉ sự vật, hay sự kiện. Hoặc bản thể của Phật ngôn là bộ phận danh (nāma-kāya: danh thân), thuộc hành không tương ưng tâm (citta-viprayukta-saṃskāra)…

* Trích phần Tổng Luận, biên soạn: Tuệ Sỹ.

Mục Lục

TỔNG LUẬN 11

1. Luận thư và Luận sư 11

2. Pháp uẩn: danh và thể 26

3. Pháp uẩn và Vibhaṅga 32

4. Pháp uẩn và Xá-lợi-phất A-tì-đàm 37

Thư mục trích dẫn 45

Phẩm Một: HỌC XỨ 52

A. Kinh 52

B. Luận 55

I. Cận sự và chi phần cận sự 55

II. Sáu hạng cận sự 56

III. Thành tựu bốn mươi pháp 59

IV. Cận sự luật nghi 63

V. Học xứ và qui y 84

Phẩm Hai: DỰ LƯU CHI 86

A. Kinh 86

B. Luận 87

I. Thân cận thiện sỹ 87

II. Thính văn Chánh Pháp 89

III. Như lý tác ý 94

IV. Pháp tùy pháp hành 95

V. Tổng luận 95

Phẩm Ba: CHỨNG TỊNH 98

A. Kinh 98

B. Luận 99

I. Phật chứng tịnh 99

II. Pháp chứng tịnh 117

III. Tăng chứng tịnh 124

IV. Thánh sở ái giới 138

Phẩm Bốn: SA-MÔN QUẢ 139

A. Kinh 139

B. Luận 139

I. Dự lưu 139

II. Nhất lai 140

III. Bất hoàn 141

IV. A-la-hán 141

Phẩm Năm: THÔNG HÀNH 143

A. Kinh 143

B. Luận 143

I. Khổ trì thông hành 143

II. Khổ tốc thông hành 146

III. Lạc trì thông hành 147

IV. Lạc tốc thông hành 149

V. Hỗ tương viên mãn 151

Phẩm Sáu: THÁNH CHỦNG 152

A. Kinh 152

B. Luận 154

I. Ý nghĩa Thánh chủng 154

II. Nội dung Thánh chủng 155

Phẩm Bảy: CHÁNH THẮNG 161

A. Kinh 161

B. Luận 162

I. Chánh thắng thứ nhất 162

II. Chánh thắng thứ hai 167

III. Chánh thắng thứ ba 172

IV. Chánh thắng thứ tư 175

V. Kết nghĩa 179

Phẩm Tám: THẦN TÚC 182

A. Kinh 182

B. Luận 182

I. Dục định thần túc 182

II. Cần định thần túc 187

III. Tâm định thần túc 192

IV. Quán định thần túc 196

V. Kết nghĩa 201

Phẩm Chín: NIỆM TRỤ 204

A. Kinh 204

B. Luận 204

I. Thân niệm trụ 204

II. Thọ niệm trụ 211

III. Tâm niệm trụ 217

IV. Pháp niệm trụ 221

Phẩm Mười: THÁNH ĐẾ 229

A. Kinh 229

B. Luận 233

I. Thánh đế về Khổ 233

II. Thánh đế về Tập khởi của khổ 238

III. Thánh đế về Khổ diệt 241

IV. Thánh đế về Đạo diệt khổ 243

Phẩm 11: TĨNH LỰ 247

A. Kinh 247

B. Luận 248

I. Sơ thiền 248

II. Tĩnh lự thứ hai 260

III. Tĩnh lự thứ ba 263

IV. Tĩnh lự thứ tư 265

Phẩm 12: VÔ LƯỢNG 269

A. Kinh 269

B. Luận 270

I. Từ vô lượng 270

II. Bi vô lượng 277

III. Hỷ vô lượng 280

IV. Xả vô lượng 283

Phẩm 13: VÔ SẮC 288

A. Kinh 288

B. Luận 289

1. Không vô biên xứ 289

2. Thức vô biên xứ 292

3. Vô sở hữu xứ 292

4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ 292

Phẩm 14: TU ĐỊNH 294

A. Kinh 294

B. Luận 296

1. Hiện pháp lạc trú 296

2. Quang minh tưởng định 298

3. Thắng phân biệt tuệ 302

4. Vĩnh viễn lậu tận 304

Phẩm 15: GIÁC CHI 306

A. Kinh 306

B. Luận 307

1. Niệm giác chi 307

2. Trạch pháp giác chi 308

3. Tinh tấn giác chi 313

4. Hỷ giác chi 314

5. Khinh an giác chi 318

6. Định giác chi 320

7. Xả giác chi 323

Phẩm 16: TẠP SỰ 325

A. Kinh 325

B. Luận 326

I. Bất thiện căn 326

II. Tiểu phiền não 328

III. Bất thiện biến hành 333

IV. Bảy mạn 334

V. Kiêu dật 335

VI. Năm Tà mạng 336

VII. Các dục và tham 339

VIII. Kiến chấp 344

IX. Triền cái 345

X. Tạp toái sự 346

XI. Tầm tư 350

Phẩm 17: CĂN 355

A. Kinh 355

B. Luận 356

I. Năm sắc căn 356

II. Căn sinh dục 362

III. Căn sinh mạng 363

IV. Căn tri giác 364

V. Căn cảm thọ…365

VI. Căn tu thiện…367

VII. Căn vô lậu 369

Phẩm 18: XỨ 372

A. Kinh 372

B. LUẬN 373

1. Nhãn và sắc…374

2. Nhĩ và thanh…375

3. Tỷ và hương…377

4. Thiệt và vị……378

5. Thân và xúc…379

6. Ý và pháp……380

Phẩm 19: UẨN 382

A. Kinh 382

B. Luận 382

I. Sắc uẩn 382

II. Thọ uẩn 382

III. Tưởng uẩn 386

IV. Hành uẩn 386

Phẩm 20: ĐA GIỚI 388

A. Kinh 388

B. Luận 395

I. Mười tám giới 395

II. Sáu giới…396

III. Thiện và bất thiện giới 402

IV. Thọ giới 407

V. Vô minh giới…409

VI. Uẩn phi sắc 409

VII. Ba giới hệ 410

VIII. Ba giới 412

IX. Các giới linh tinh 413

Phẩm 21: DUYÊN KHỞI 416

A. Kinh 416

B. Luận 418

I. Duyên khởi – Duyên dĩ sanh 418

II. Ý nghĩa các chi 421

1. Vô minh 421

2. Hành 423

3.Thức 429

4. Danh sắc 432

5. Sáu xứ 439

6. Xúc 442

7. Thọ 446

8. Ái 448

9. Thủ 455

10. Hữu 464

11. Sanh 465

12. Già-chết 468

13. Sầu, thán, khổ, ưu, nhiễu não 469

14. Tập khởi khối lớn thuần khổ 470

Ngữ vựng Phạn Hán…472

Sách dẫn…485

Huongtichbooks

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận