Bhikkhu Bodhi: Lần đầu tiên tôi gặp một nhà sư

Đào Viên dịch
(Bình Anson hiệu đính, 16-10-2014)

Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 8, năm 1965, sau khi học xong khóa hè, tôi chuẩn bị sẽ đi California từ New York bằng xe hơi. Ngày ấy tôi mới 20 tuổi và sang tháng 9 tôi sẽ vào học Đại học Brooklyn. Tôi muốn đến thăm một người bạn. Anh ấy đang ở San Francisco mùa hè ấy. Tôi đã thu xếp để cùng đi với mấy người bạn học. Chúng tôi khởi hành từ một quán ăn nhỏ gần Đại học Brooklyn vào buổi sáng thứ Hai, và sau khi lái xe cả ngày trên đường, chúng tôi dừng lại ở Madison, Wisconsin, để ngủ đêm nhờ nhà một người bạn đồng hành.

Đấy là lần đầu tiên tôi được đi qua phía Tây của dãy núi Pocono, điều đó làm tôi rất thích thú. Sau một đêm ngủ khỏe, sáng hôm sau, tôi quyết định đi bộ một lúc. Đó là một buổi sáng nắng ấm. Tôi thả bước qua những phố vắng đến một cái hồ lớn rất đẹp nằm cạnh Đại học Wisconsin. Đi theo đường đất vào phía trong, tôi tiến vào khuôn viên của trường Đại học. Khi tôi đang đi vào trung tâm khuôn viên thì một sự việc rất đáng ngạc nhiên đã xảy ra. Ở tầm mắt bên phải của tôi, cánh cửa của một tòa nhà bằng đá bỗng nhiên mở ra, một người đàn ông trung niên, nét mặt miền Đông Á, mặc áo dài rộng màu vàng, bước ra. Theo ngay sau là một người Mỹ cao lớn, bước theo bắt kịp người đàn ông đó, và hai người sánh vai vừa đi vừa nói chuyện.

Ngay lập tức, tôi biết là tôi đang thấy một vị tu sĩ Phật giáo. Tôi chưa bao giờ gặp một tu sĩ Phật giáo nào, và lúc ấy ở Mỹ, số tu sĩ Phật giáo sư thực sự có thể đếm trên đầu ngón tay. Mấy tháng trước, tôi đã bắt đầu đọc sách về đạo Phật, và qua cuốn “Siddhartha” của Hermann Hesse, tôi đã biết là các nhà sư đều mặc áo mầu vàng nghệ. Do đó, tôi nhận ra ngay người tôi trông thấy là một tỳ-khưu. Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên và khích động khi thấy vẻ bình thản và tự tại của con người ấy, đang toát ra một sự thư thái, sự mãn nguyện của nội tâm, cùng vẻ trang nghiêm mà tôi chưa từng thấy ở một người Tây phương nào. Người Mỹ đi bên cạnh, dường như một là vị giáo sư, có vẻ như rất kính trọng và nể nang người đó. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng ông ấy không phải là một nhà sư bình thường, mà là một người có một vị thế cao. Chỉ nhìn ông ấy đi qua, tôi cảm thấy hoan hỷ và hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng cảm giác của tôi lúc ấy cũng tương tự như cảm giác của một thanh niên bà-la-môn xứ Ấn Độ cổ xưa, khi anh ta ngước lên và lần đầu tiên nhìn thấy, bước trên một lối đi gần đó, một vị đệ tử của nhà tu khổ hạnh Gotama, người được mọi người gọi là ”bậc Giác Ngộ”.

Lúc ấy, tôi chỉ đứng cách họ khoảng 60 mét. Tôi muốn đến gần hỏi thăm nhà sư, ngài là ai và đang làm gì, và tham vấn nhiều câu khác nữa; nhưng tôi nhát quá, e rằng mình có vẻ điên khùng. Thế là tôi chỉ trân trân đứng nhìn, mắt chăm chú quan sát mọi cử chỉ của ông ấy suốt bốn, năm phút khi hai người bước qua sảnh đường. Quả thật là tôi đã chết trân ra đấy, như đã vào một nhân sinh pháp giới khác. Trong tâm tôi sôi lên một niềm ao ước. Tôi nghĩ lúc ấy nếu có ai đứng sau mà chích tôi bằng một cái kim, tôi sẽ chẳng cảm thấy gì, bởi vì đầu óc tôi đã để hết cả vào hình dáng nhà sư. Thế rồi, nhà sư với vị giáo sư đi đến một tòa nhà khác, ông giáo sư mở cửa, và hai người biến mất vào trong đó. Tôi vẫn còn cảm thấy thích thú được gặp nhà sư, nhưng sự thích thú đó nay đã bị một chút buồn bã chen lấn vào. Lòng nặng trĩu khi thấy cuộc gặp gỡ đã qua đi, và tôi đã mất cơ hội tìm đến một nguồn tuệ giác còn tại thế, đến từ Đông phương. Giờ đây, tôi nghĩ rằng nhà sư tuyệt vời đó đã đi mất, tôi phải đi đưòng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ gặp nhau nữa.

*

Quả thực là nghiệp báo đã vận động một cách kỳ lạ và bất ngờ! Khoảng hơn một năm sau đó, vào tháng Chín năm 1966, tôi ghi danh vào Đại học Claremont tại tiểu bang California (40 km phía đông thành phố Los Angeles), để theo học chương trình Tiến sĩ Triết học. Trong lục cá nguyệt mùa Xuân năm ấy, có một nhà sư từ Việt Nam đến học, và dọn đến ở ngay tầng dưới cùng khu nội trú với tôi. Ông này không có gì là “thư thái và tự tại” như vị sư tôi gặp ở Wisconsin, mà là một loại “hỷ lạc chi nhân”, hay chơi đàn banjo, thích hát nhạc dân ca Việt Nam, hút thuốc lá Pháp, nấu ăn với thịt heo và thịt gà (mặc dù là một nhà sư Đại thừa, đáng lẽ ông ta phải ăn chay) và học khoa Chính trị – một môn học ông ta hay nói tới một cách bạo dạn có thể làm cho Henry Kissinger phải phát ngượng. Vì những lẽ đó, mặc dù tôi ưa thích Phật giáo, tôi phải “kính nhi viễn chi” nhà sư nầy. Tuy vậy, biết ông ấy rõ hơn, tôi cũng thích ông ấy, và rồi nhận ông là người thầy Phật học đầu tiên của tôi. Sang đến mùa Hè năm 1967, chúng tôi đã cùng chia chung một phòng của khu nội trú cho sinh viên Cao học, và ít lâu sau, cùng ra thuê một căn nhà nhỏ ngoài khuôn viên của trường.

Một hôm (có lẽ là vào tháng 11 năm 1967), ông sư bạn tôi bảo là có một vị Hòa thượng từ Việt Nam, tên là Thích Minh Châu, hiện đang ở Mỹ và ngài sẽ đến viếng Los Angeles. Ông bạn tôi nói là ngài Minh Châu là Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, và là một học giả vẹn toàn. Hòa thượng đã có bằng Tiến sĩ từ Đại học Phật Giáo Nalanda bên Ấn Độ và đã viết một nghiên cứu qua trọng, so sánh đối chiếu Trung Bộ Kinh tiếng Pali và Trung A-hàm tiếng Hán. Ông sư bạn tôi cho biết sẽ đi Los Angeles để đảnh lễ ngài Thích Minh Châu và mời tôi cùng đi theo.

Thế là một buổi sáng tươi đẹp mùa Thu năm ấy, chúng tôi đã đến căn nhà một gia đình Việt Nam mà ngài Minh Châu đang tạm trú. Khi ngài từ phòng riêng đi ra, tôi thấy đó là một người trung niên quấn y vàng, đi đứng bình thản vững chãi, toát ra một vẻ tử tế đầy trí huệ. Quả thật ông ta trông giống như vị sư mà tôi đã gặp hai năm trước đây khi vị ấy bước đi trong khuôn viên Đại học Wisconsin. Tuy nhiên, tôi không chắc lắm vì có thể có hai nhà sư Đông Á trông giống nhau. Tôi trông thấy vị sư ở Wisconsin cách sáu, bảy mươi mét, nên tôi không thấy rõ mặt lắm. Tôi đành phải chịu khó ngồi chờ để cho chủ nhà, ngài Minh Châu, và ông sư bạn tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt xong đã. Khi có cơ hội, tôi mới hỏi ngài: ”Thưa đây có phải là lần đầu tiên ngài sang Mỹ không?”. Ngài trả lời: “Thưa không, tôi đã đến đây vài năm về trước”. Chỉ chờ đợi có thế, tôi hỏi tiếp: “Thưa có phải là ngài đã từng đến Đại học Wisconsin vào tháng Tám, năm 1965 không?”. Và ngài trả lời: “Đúng vậy, hôm ấy tôi đến thăm một người bạn tôi là giáo sư Richard Robinson, vừa bắt đầu một chương trình nghiên cứu Phật học tại đấy”. Tôi kể lại hôm ấy tôi đã thấy ngài từ xa đi qua khuôn viên Đại học. Ngài cười nhẹ và nói: ”Thế thì đây không phải là lần đầu tiên chúng ta gặp nhau”.

Nhiều năm sau, khi Hòa thượng Minh Châu trở lại Mỹ (chắc khoảng năm 1969), ngài ở lại vài ngày tại nhà trọ của chúng tôi ở Claremont. Về sau này, khi tôi chuẩn bị sang Á châu để thọ giới tỳ-khưu và học Phật pháp, ngài đã có nhiều lời khuyên bảo hữu ích và viết cho tôi một lá thư giới thiệu đến các bậc tôn túc của giới thẩm quyền Phật giáo ở Á châu. Tôi giữ kỹ bức thư đó, và đến nay, tôi vẫn còn lá thư đó với các thứ đồ đạc khác ở Kandy, Sri Lanka. Chính ngài là người đã đề nghị với tôi là khi đến Sri Lanka, tôi nên đến thọ giáo với ngài Hòa thượng Nyanaponika. Sau nhiều năm tu học ở đảo quốc, tôi mới thực hiện được lời đề nghị đó. Trong những năm đầu, thỉnh thoảng tôi viết thư đến ngài Minh Châu để tham vấn và ngài bao giờ cũng trả lời tôi rất sớm và đầy đủ.*

Sau 1975, khi chiến tranh chấm dứt ở miền Nam Việt Nam, tôi không còn liên lạc với ngài Minh Châu nữa. Nhưng khi tôi chuẩn bị bài giảng nầy, nhớ lại những cuộc gặp gỡ trước đây, những kỷ niệm xưa trở lại rất sâu sắc, tôi thấy cần phải tìm cách hỏi thăm xem ngài bây giờ ra sao. Qua mạng lưới Internet, tôi liên lạc với một người Việt ở Úc, chủ một trang web Phật giáo, và được cho biết ngài Hòa thượng vẫn còn ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nay thì rất yếu và bị bệnh Parkinson. Ngài chắc đã phải gần 90 tuổi. Tôi viết cho ngài một lá thư, và gửi điện thư (e-mail) đến người Úc gốc Việt đó, nhờ anh ấy chuyển thư đến người bạn anh ấy ở Việt Nam, là một tu sĩ Phật giáo, là đệ tử của ngài Hòa thượng Minh Châu.

Trong vài chục năm vừa qua, trước khi mắc căn bệnh tàn hại, Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch bốn bộ kinh Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Việt. Tôi chỉ biết được điều đó mới gần đây thôi. Bây giờ đây là một chuyện kỳ thú và lạ lùng, khởi sinh nhiều câu hỏi thú vị. Vào ngày đầu tháng Tám năm 1965 ấy, có một chàng sinh viên Mỹ mới 20 tuổi, một anh chàng ngày nào đó sẽ trở nên người đồng dịch giả Trung Bộ Kinh, dịch giả Tương Ưng Bộ Kinh, và (hy vọng) một ngày nào đó sẽ dịch cả Tăng Chi Bộ Kinh, đã vì một sự tình cờ, được gặp một vị sư Việt Nam, lớn hơn anh ta lối ba chục năm, cũng đang dịch bốn bộ kinh đó sang tiếng Việt. Anh chàng sinh viên Mỹ ngày đó chẳng biết gì đến Phật học mà chỉ mới bắt đầu đọc ít sách về Phật giáo mà thôi. Anh ta không có ý định gặp vị sư, mà thực ra cũng đâu có giáp mặt nhau đâu. Nhìn dưới khía cạnh nhân duyên khách quan, thì cuộc gặp gỡ chỉ là một sự trùng hợp. Chàng sinh viên Mỹ chỉ ngẫu nhiên đi vào một thành phố anh tình cờ đến, nhìn thấy vị Hòa thượng từ xa, để rồi ra đi không biết vị đó là ai. Vị sư cũng không nhìn thấy chàng thanh niên Mỹ này.

Cái gì đã làm tôi quyết định đi rảo bộ sáng hôm đó, rồi rẽ khỏi đường quanh hồ và đi vào khuôn viên đại học, đúng chỗ đó và lại đúng lúc đó? Phải chăng đó chỉ là một sự tình cờ, một chuỗi những quyết định ngẫu nhiên? Nếu đã nêu lên những câu hỏi đó thì hãy hỏi thêm: Có một cái vòng duyên khởi nào nối kết chuyến đi California của tôi với chuyến đi Wisconsin của nhà sư đúng lúc ấy không? Nếu tôi nhớ không lầm thì chúng tôi đã định khởi hành hai ngày trước, nhưng vì có một chút kẹt vào lúc cuối nên chúng tôi phải dời chuyến đi đến sáng thứ Hai ấy. Nếu chúng tôi đã đi đúng ngày giờ như đã dự định, thì buổi hội ngộ với nhà sư chắc đã không xảy ra.

Khi tôi rời trường Đại học, yên chí rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại nhà sư ấy nữa, tôi không bao giờ nghĩ trong thâm tâm mình phải làm thế nào để gặp lại con người ấy. Tuy nhiên, tôi đã lấy một chuỗi những quyết định, trong thâm tâm không cố ý, đưa đến việc gặp lại nhà sư lần nữa, mà lần này, hai người chúng tôi đối diện như là những pháp hữu. Tôi đã chọn học cao học tại một Đại học mà tại đó tôi đã gặp và trở thành bạn với một nhà sư Việt Nam khác, tuy rằng khi vào đó học, tôi không biết vị sư ấy cũng học trường nầy (đúng hơn, tôi không biết gì về các tu sĩ Phật giáo Việt Nam). Và qua người bạn này, tôi được gặp lại vị sư tôi đã gặp hai năm trước, một vị sư có một phong thái đã làm tôi rất chú ý – mặc dù tôi không biết là hai nhà sư này lại quen biết nhau. Dù tôi biết là Hòa thượng Thích Minh Châu đã viết một cuốn sách nghiên cứu đối chiếu Trung Bộ Kinh tiếng Pali và Trung A-hàm tiếng Hán, tôi không biết ngài dịch bộ Nikaya Pali sang tiếng Việt. Thế mà dự án dịch thuật kinh điển của hai người chúng tôi, dịch sang tiếng mẹ đẻ của mình, lại rất tương tự. Phải chăng điều đó đã được tiên liệu bởi cuộc gặp gỡ tình cờ ở Đại học Wisconsin, nơi mà tôi chưa bao giờ trở lại sau cuộc gặp gỡ ấy, và có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa trong đời?

My First Encounter with a Buddhist Monk

In the first week of August, 1965, after finishing summer school, I set out to travel by car from New York to California. I was twenty years old and in September would be entering my senior year at Brooklyn College . I wanted to visit a friend who was spending the summer in San Francisco and I managed to find a ride with a couple of fellow students. We started from a luncheonette near Brooklyn College on a bright Monday morning, and after a full day on the road we stopped in Madison , Wisconsin , to spend the night at the home of some friends of the people with whom I was traveling.

This was the first time I had ever traveled west of the Pocono Mountains and the experience promised to be an exciting one. After a good night’s rest, the next morning I decided to take a walk. It was a bright, sunny day. My steps led me through quiet streets to a large beautiful lake bordering the University of Wisconsin. Turning inland, I soon found myself on the campus. As I was approaching a mall in the middle of the campus, something astonishing happened. To the right of my field of vision, the door of a big stone building suddenly swung open and out stepped a middle-aged man with East Asian features wearing a yellow-orange robe. He was immediately followed by a tall American man, who then caught up with him, and the two walked side by side talking.

At once I realized that I was looking at a Buddhist monk. I had never seen a Buddhist monk before, and in America at that time the number of real Buddhist monks could probably be counted on one hand. I had just begun to read about Buddhism a few months earlier, and I knew from my reading of Hermann Hesse’s Siddhartha that Buddhist monks wore saffron robes. Thus I could identify the person I was seeing as a bhikkhu. I was struck with wonder and amazement at the sight of this serene, self-composed man, who radiated a lightness, inner contentment, and dignity I had never seen before in any Westerner. The American man alongside him, presumably a professor, seemed to show him a certain respect and deference, which suggested to me that he was not an ordinary monk but a person of some stature. Just watching him walk across the mall, I was filled with joy and happiness. I think my feeling might have been similar to what a young brahmin in ancient India might have felt if he looked up and for the very first time saw, walking down a path close by, a monastic disciple of the ascetic Gotama, the man that people called “the Awakened One.”

I must have been about seventy yards from the path along which the two men walked. I wanted to approach the monk and ask him who he was and what he was doing, and many other questions; but I was too shy, afraid that I would appear foolish. So I just stood there watching him, devouring him with my eyes, observing his every movement during the four or five minutes it took for them to walk across the mall. I was transfixed; I felt transported to another dimension of being. Something in my heart stirred with a deep yearning. I think that if someone had come up behind me and stuck me with a pin I would have felt nothing, so absorbed was I in the figure of this monk. Then he and the professor reached another building, the professor opened the door, and the two men vanished inside. I still felt joy at this chance encounter with a Buddhist monk, but my joy was now dimmed by a note of sadness. For my heart sank at the thought that this adventure was over and I had lost the opportunity to tap a living source of the wisdom of the East. Now, I thought, that wonderful monk will go his way, and I must go my way, and our paths will never cross again.

The workings of karma are indeed strange and unfathomable! A little more than a year later, in September 1966, I entered Claremont Graduate School in California (twenty-five miles east of Los Angeles) to begin a doctoral program in philosophy. In the spring semester a Buddhist monk from Vietnam came to study in the same university and moved in just below me in the graduate residence hall. He was not “serene and self-composed” like the monk in Wisconsin but a “happy-go-lucky” type who played the banjo, sang Vietnamese folk songs, smoked French cigarettes, cooked gourmet pork and chicken dishes (though by his Mahayana monastic vows he was supposed to be vegetarian), and studied political science – a subject about which he could speak with a boldness that would have drawn blushes from Henry Kissinger. For all these reasons, despite my interest in Buddhism, I initially kept a distance from him. Still, once I got to know him, I came to like him and eventually accepted him as my first Buddhist teacher. By the time the summer of 1967 came, we were sharing the same apartment in the graduate residence hall and later moved to a small house off campus.

One day (I think it was in November 1967) he told me that a distinguished Buddhist monk from Vietnam named Ven. Thich Minh Chau was in the U.S. and would soon be visiting Los Angeles . Ven. Minh Chau, he said, was the rector of Van Hanh University and an accomplished Buddhist scholar. He had gotten a doctorate from Nalanda Buddhist Institute in India and had written an important comparative study of the Pali Majjhima Nikaya and the Chinese Madhyama Agama. My monk-friend was planning to go to L.A. to meet Thich Minh Chau and he invited me to accompany him.

So one bright morning in the late autumn we arrived at the house of the Vietnamese family with whom the distinguished monk was staying. When the Ven. Minh Chau came out from his guest room, I saw a middle-aged man draped in a yellow-orange robe, serene and self-composed, dignified in manner, radiating goodness and sagacity. He looked indeed very much like the monk that I had seen two years before crossing the campus of the University of Wisconsin . Still, I couldn’t be sure, as it was not unlikely that two middle-aged East Asian monks could look alike. I had seen the monk at Wisconsin from a distance of seventy or eighty yards and thus couldn’t distinguish his facial features very well. So I decided to inquire. I had to wait patiently while my monk-friend, Ven. Minh Chau, and the host family spoke in Vietnamese. When I got an opportunity I asked him, “Is this your first visit to America , sir?” He said, “No, I was here a few years ago.” That was what I expected. Then I asked: “By any chance, could the Venerable have been on the campus of the University of Wisconsin in early August 1965?” And he said, “In fact I was. I was visiting my friend, Professor Richard Robinson, who started a program of Buddhist Studies there.” Then I told him about that day when I had watched him walk across the campus. He chuckled gently and said, “So this is not the first time we are meeting.”

Several years later, when Ven. Thich Minh Chau next visited the U.S. (perhaps it was 1969), he stayed with us for a couple of days at our house in Claremont . Still later, when I was planning my trip to Asia to receive bhikkhu ordination and study the Dhamma, he gave me useful advice and provided me with a beautiful open letter of introduction to Buddhist authorities in Asia . I kept that letter and still have it with my belongings in Kandy . It was he who suggested that, when I go to Sri Lanka , I study with Ven. Nyanaponika Mahathera, though I could not fulfill that aim for several years after my arrival in the island. During my first years as a monk in Sri Lanka I occasionally wrote to Ven. Thich Minh Chau for advice and he always answered me promptly and thoughtfully.

I lost contact with him after South Vietnam fell to the Communists in 1975, but when planning this lecture, I recalled our earlier meetings, and these memories became so vivid that I felt I had to make inquiries about him. Through the internet, I contacted a Vietnamese webmaster in Australia and found out he is still alive in Ho Chi Minh City , though weak and ill with Parkinson’s disease. He must be close to 90 years of age. I have written a letter to him and sent it by e-mail to the Australian Vietnamese webmaster, who has forwarded it to a friend of his, a monk in Vietnam who is a former student of Ven. Minh Chau.

Over the past few decades, before his illness incapacitated him, Ven. Thich Minh Chau translated into Vietnamese the four Nikayas of the Pali Canon. This fact I learned only very recently. Now here is the remarkable and uncanny thing that raises some interesting questions. On that day in early August 1965, a twenty year old American college student, who would one day be the co-translator of the Majjhima Nikaya, translator of the Samyutta Nikaya, and (let us hope) some day the translator of the Anguttara Nikaya, encountered by sheer chance a Vietnamese monk, almost thirty years older than himself, who would translate the four Nikayas into Vietnamese. The American student at that time was not at all involved in Buddhist studies and had just started to read about Buddhism. He had no intention of meeting the monk, and in fact they did not meet face to face. Looked at from the standpoint of objective causality, the encounter was sheer coincidence. The American merely made a chance turn while taking a walk in a town he had arrived at by chance, saw the monk from the distance, and then went away without even knowing who he was. The monk didn’t see the American at all.

But what made me decide to take a walk that morning, and to turn off the lakeside road on to the campus at just that point and at just that moment? Was it really entirely a matter of chance, a mere series of random decisions? And if we can raise these questions, then let’s ask: What broader loop of conditionality might have connected my trip to California with the monk’s trip to Wisconsin at just that time? If I remember correctly, we were due to leave Brooklyn two days earlier, but a last-minute hitch forced us to postpone our departure until that Monday morning. If we had left as originally planned, my meeting with the monk would probably not have taken place.

When I left the campus, convinced we would never meet again, I did nothing to consciously facilitate another meeting with him. Yet I made a whole series of decisions, without any conscious design, that brought us into contact once again, and this time in a situation where we would be facing each other as fellow Dhamma-farers. I selected a graduate school that eventually brought me into contact with another Vietnamese monk with whom I became friends – yet I selected it without even knowing that this monk would attend that school (in fact, without even knowing anything about Vietnamese Buddhist monks); and through my friendship with him, I came to meet the monk whom I had seen two years earlier, whose deportment had so impressed me – yet without knowing that these two monks were acquainted. Though I knew that Thich Minh Chau had written a scholarly comparison of Pali and Chinese texts, years later, when I took up the work of translating Pali texts, I didn’t know that he was engaged in translating Pali Nikayas into Vietnamese. Yet our projects, in our respective mother languages, are almost identical. Was this also in some way foreshadowed in that chance encounter at the University of Wisconsin, a place to which I have never returned since that meeting and to which I shall probably never return in the course of this life?

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận