Chùa Báo Quốc // Par J.A. Laborde: La Pagode Bao Quoc)

Vào thời gian này, Hòa thượng Hữu Phỉ (?)[1] lo việc phụng tự tại chùa cho đến năm 1753 khi ông trở về nơi an trú cuối cùng, trong một ngôi tháp được tạo lập ngay cạnh chùa.

Tiếp đó, chùa đã trải qua những ngày đen tối. Vào năm 1776, khi quân Tây Sơn tràn vào, chùa không may đã trở thành căn cứ quân kháng chiến và sau phải hỗ thẹn vì để mất lòng tin của Hoàng đế nhà Nguyễn[2].

Sau đó một thời gian khá dài, vào năm thứ 7 triều Gia Long, tức khoảng 1808, Hiếu Khương Hoàng hậu đã lưu tâm đến chùa và truyền cho trùng tu. Người ta đã xây dựng ngôi chánh điện và nhiều điện thờ phụ, các hành lang, cổng Tam quan; hiến cúng các tượng Phật và một quả chuông; ban cho chùa một sắc lệnh của Hoàng đế định tên gọi mới của chùa là Thiên Thọ và rước Hòa thượng Đạo Minh Phổ Tịnh làm trú trì. Từ đó, khi đã hoàn toàn được khôi phục, chùa không ngớt tiếp nhận những ân sủng của hoàng gia và phẩm vật cúng dường của thí chủ. Đến năm 1811, nhờ sự can thiệp của Hoàng thái hậu, chùa được ban cho 30 mẫu ruộng và 10 mẫu vườn để bảo đảm việc phụng tự trong chùa; và 22 mẫu ruộng khác bị dân chiếm dụng vào thời Tây Sơn cũng đã được hoàn trả. Những cúng phẩm khác về đất đai, tịnh tài cũng như đồ tế tự đã được nhiều nhân vật đặc biệt hiến tặng. Cuối cùng vua Minh Mạng, trong một dịp ngự giá lễ chùa, đã quyết định lấy lại tên cũ cho chùa là Báo Quốc[3].

Dưới triều vị vua này, nhân dịp tứ tuần đại khánh (1830), tất cả sư sãi trong nước đều vân tập về chùa để tổ chức những buổi đại lễ trai đàn sám hối và ban phát Giới đao, Độ điệp cho các bậc cao tăng.

Từ đó, các vua Thiệu Trị, Tự Đức và Đồng Khánh cũng như các Hoàng thái hậu đều không ngừng quan tâm đến ngôi chùa danh tiếng này. Đến triều vua Thành Thái, những cuộc đại lễ được tổ chức theo triều nghi thời Tự Đức đã qui tụ chư tăng từ khắp nơi về nghe pháp thoại của những bậc cao tăng mà lễ đàn được dựng lên để tôn vinh đạo hạnh; trong số đó người đáng tôn vinh bậc nhất là Hòa thượng trú trì Diệu Giác, Tăng cang chùa Báo Quốc. Ngài đã viên tịch một năm sau, vào ngày 7.2.1895, hưởng thọ 90 tuổi. Theo lời kể, ngài đã tập họp chúng đệ tử lại quanh mình để ban những lời di giáo rồi điềm nhiên ‘hóa thân’ ngay trước mắt họ.

Ta cần biết rằng từ ‘hoá thân’ ở đây là thuật ngữ thiêng liêng để chỉ sự từ trần của một người đạo hạnh. Với người được coi là đệ tử Phật thì đó không phải là chết mà đơn giản là thay đổi hình thức sống khác.

Các vị cao tăng lần lượt kế thừa người quá cố là Hoà thượng Tâm Quảng, Hoà thượng Tâm Truyền, Pháp hiệu Tuệ Vân, và cuối cùng là vị trú trì đương nhiệm Tâm Khoan[4], người cho tới nay đã duy trì được thanh danh cao trọng của chùa.

Trên đây là vài nét sơ khảo về chùa Báo Quốc. Bài viết khiêm tốn này mong có thể giúp khách vãng cảnh chùa vài hiểu biết sơ khởi về nguồn gốc của nó, cho phép họ tìm hiểu sâu hơn những chi tiết sẽ đề cập sau đây.

Chùa tọa lạc trên mặt bằng ngọn đồi Hàm Long; vị trí, như đã nói, nằm phía sau nhà ga Huế, bên phải con đường dẫn lên Đàn Nam Giao, thuộc địa phận làng Phú xuân, huyện Hương trà, tỉnh Thừa Thiên. Để vào chùa, trước tiên ta phải bước lên độ 15 bậc cấp xây bằng đá đế thô sơ, đến một khoản đất nện bằng phẳng rộng chừng 5 mét, rồi tiếp tục lên chừng 10 bậc cấp nữa để cuối cùng bước qua một cánh cổng được kiến trúc hoành tráng với ba lối vào, được gọi là cổng Tam quan. Cổng Tam quan này đầu tiên được xây vào năm 1808, đến năm 1873 được tái thiết lại, đáng để ta dừng chân thưởng ngoạn. Cổng có những khắc họa Hán tự được ghép bằng những mảnh sứ màu xanh[5] mà thời gian đã tàn phá, rất khó đọc trọn ý nghĩa, khiến người đi cùng tôi dù là một nhà nho uyên bác cũng còn do dự về một số điểm. Sau đây là một số bản dịch còn có thể đọc được:

Cổng tam quan (mặt trước).

Mặt trước cổng:

1: Phong cảnh

2,2,2: các bản chữ Phạn

3: Sắc tứ Báo Quốc tự

4: (Nguyện) Hoàng triều trường cửu (thể chữ triện) [Đế đạo hà xương][6]

5: (Nguyện) Cương thổ vững bền (thể chữ triện) [Hoàng đồ củng cố]

6: Trùng tu năm Quý dậu, triều Tự Đức (1873)

7: Một bia đá sẽ mang chữ Báo Quốc, cũng như sẽ lưu truyền trăm năm công lao và đức độ (của Hoàng đế)

8: Việc xây dựng chùa này trên đồi Hàm Long sẽ đem đến những vùng phụ cận những trân bảo

9: Công trình kiến trúc xinh đẹp này tọa lạc tại xã Phú xuân, thuận theo hướng Dần Thân.

Mặt sau cổng:

1: Phong cảnh

2,2,2: các bản chữ Phạn

3: Hàm Long, Thiên Thọ tự

4: Pháp luân thường chuyển (thể chữ chân phương)

5: Phật nhật tăng huy (thể chữ chân phương)

6: Thiền môn vô ngại, tế độ chúng sanh

7: Như mặt trời soi sáng cõi trần ai, ánh đỏ thắm của cảnh trí làm tăng thêm nét đẹp của công trình mới xây dựng này

8: Bầu trời che chở cái chén vàng (tức cơ nghiệp hoàng triều)… kiến trúc này nổi tiếng là một danh thắng

9: Khi bước vào chùa, một phàm phu cũng có cơ trở thành bậc minh trí[7]

Cổng tam quan (mặt sau)
Bản sơ đồ nguyên thuỷ mô tả vị thế địa lý của chùa BQ, nằm trên đồi Hàm Long, phía bắc giáp dòng sông Hương, đến đây tẻ ra một nhánh nhỏ chảy ngang trước mặt chùa. Phía nam xa xa là núi Ngự Bình, xung quanh là các chùa nhỏ lân cận.

Bước qua cổng Tam quan, ta sẽ vào một khoảng sân trống và có thể nhận ra tòa chánh điện của chùa nằm ở cuối sân, một công trình mà bề ngoài không có vẻ gì đặc biệt. Chúng ta sẽ trở lại nơi này sau.

Nhìn về bên phải ta gặp ngay những kiến trúc lăng tẩm xây theo mô thức riêng mà ta biết là những mộ tháp (stūpa) Phật giáo, nơi an nghỉ cuối cùng của những vị cao tăng. Đó quả thật là một thánh địa của chư vị tiền bối.

Tất cả gồm 19 mộ tháp[8] được tạo lập để tưởng niệm chư vị Hòa thượng đường đầu và các vị trú trì quá cố của ngôi chùa. Những kiến trúc này đều theo hình tháp bát giác có nhiều tầng chồng lên nhau, trên cùng là hình một hoa sen, biểu trưng của Phật giáo. Được xây dựng bằng vôi gạch, những ngôi tháp này có chiều cao khác nhau trong khoảng từ 2 đến 5 mét, và được bao quanh, cách khoảng một mét, bằng một bức tường rất thấp với cửa ra vào ở trước mặt tháp. Về hướng đông của mỗi tháp là bia ghi các danh xưng và đạo vị của người quá cố.

Tháp số 1: mộ tháp HT Tế Nhân, tự Lưu Quang, hiệu Viên Giác, Lâm Tế chánh tông đời thứ 36.

Tháp số 2: “HT Thái Chí, tự Quảng Thông, Lâm Tế chánh tông đời thứ 37.

Tháp số 3: chữ đã phai mờ

Tháp số 4: đệ tử phụng lập, vào ngày đại cát tháng 2 năm Tự Đức thứ 31(3/1878), HT Hải Khang Diên Miên, Trú trì chùa Linh Hữu, Lâm Tế chánh tông đời thứ 40.

Tháp số 5: HT Thanh Tịnh, tự Ấn Lạc, tự Tâm Tuệ, sắc phong Trú trì chùa Từ Ân.

Tháp số 6: HT Hoàng Pháp Lữ, pháp hiệu Hải Trường, trú trì chùa Diệu Đế, phụng lập tháng 3  năm Quý sửu (4/1853), năm Tự Đức thứ 6, bởi dân làng Trúc Khê, tỉnh Quảng Trị.

Tháp Tổ

Sáu mộ tháp này thuộc loại nhỏ, có chiều cao trung bình là 2 mét, tất cả đều có ba tầng mà tầng nền hình bát giác mỗi cạnh đo được 0m,45.

Tháp số 7: Cao hơn các tháp kể trên rất nhiều với kích thước đồ sộ, đo được 4m70 chiều cao, gồm sáu tầng, để thờ xá lợi của HT Bùi Công, tự Viên Giác, người đã trùng tu chùa Báo Quốc. Tháp do các Hòa thượng và môn đồ của ngài tạo lập năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753).

Tháp số 8: là ngôi tháp cổ nhất, được xây dựng cách nay hơn hai trăm năm, vào năm 1714, để tưởng nhớ công lao người sáng lập chùa. Những dòng chữ còn trên bia ghi rằng: “Do các cao đệ của Hòa thượng, tỳ kheo Giác…,  phụng lập, ngày 22 tháng chạp năm Vĩnh Thạnh thứ 10 (27.1.1715). Tháp cao 3m30.

Các tháp số 9, 10, 11, 12, 13: Một cụm gồm 5 tháp trong cùng một tường thành; đây là hài cốt cải táng của năm vị sư trước đây được chôn cất ở nơi khác phải dời vào vì việc xây dựng một con đường băng qua nghĩa trang nơi an táng họ. Việc cải táng đã được thực hiện vào năm Thành Thái thứ 10 (1897). Trong đó ngôi tháp ở chính giữa cao 4m10, gồm bốn tầng. Bốn tháp xung quanh nhỏ hơn.

Tháp số 14: thuộc loại tháp lớn, chiều cao 5 mét, tầng nền mỗi cạnh dài một mét. Tháp có vẻ mới và ta nhận thấy nó vẫn được đặc biệt chăm sóc. Đây là nơi yên nghỉ của vị trú trì tiền nhiệm cuối cùng, thầy của vị trú trì hiện tại (vào thời điểm ấy, là HT Tâm Khoan. ND.) Lăng mộ này cao bốn tầng, mỗi cạnh đều được trang trí bằng những đặc trưng Phật giáo màu xanh nổi trên nền vàng; các cạnh của tầng nền đều được khảm bằng mảnh sứ xanh. Ta đọc được trên bia mộ bằng đá: “Do các cao đệ của Hòa thượng Phạm Minh, tự Tuệ Vân, tự Tâm Truyền, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41; trú trì chùa Báo Quốc và Tăng cang chùa Diệu Đế, phụng lập tháng 2 năm Mậu thân, Tự Đức năm thứ 2 (1908). Đây là nơi giác linh về quy  ẩn; nơi giác linh thường trụ.

Tháp số 15: Ta đọc được dòng chữ: “Hòa thượng húy thượng Trí, hạ Hải, hiệu Hàn Chất, Lâm Tế chánh tông; do các cao đệ và Đạo túc phụng lập ngày 8 tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 27 (11.9.1766).”

Tháp số 16: Các chữ đã phai mờ không đọc được. Mộ tháp thuộc loại nhỏ.

Tháp số 17: Nơi yên nghỉ ni cô Nguyễn Thị Hải, pháp danh Thanh Gian, tự Hòa Gia[9], thọ Da-di giới. Mộ tháp được tạo lập vào năm Thành Thái thứ 8 (1896), chiều cao 2m80. Kế bên tháp là một ngôi mộ nhỏ xây theo hình bầu dục, an táng thân mẫu của vị ni cô.

Tháp số 18: Cao 2m90, có dòng chữ: “Trú trì chùa Báo Quốc, húy thượng Thanh, hạ Gian[10], hiệu Tâm Quảng, Lâm Tế chánh tông đời 41, do môn đồ phụng lập vào ngày huý kỵ, 30 tháng Giêng năm Thành Thái thứ 8 (13.3.1896).

Tháp số 19: Dáng dấp đồ sộ, cao 4m50, sáu tầng, được xây dựng dưới triều Tự Đức (không ghi năm tháng) để tưởng niệm Hòa thượng Quang Huy.

Trở lại chùa, ta thấy, trước chánh điện là một khuôn viên được bao quanh bằng một dãy tường thấp xây dựng công phu với phần chính giữa tường thành này, hơi lùi về phía sau, là bức bình phong hình dáng tao nhã vươn lên với chóp đỉnh là búp sen truyền thống, được trang trí bằng ba chữ triện lớn Phúc, Lộc, Thọ; chữ giữa được đúc lộng, hai chữ hai bên được khảm bằng những mảnh sứ xanh.

Tôi đã nói vẻ ngoài của chùa thoạt trông không có gì đặc biệt; tôi còn muốn thêm rằng nó chẳng mang nét gì lòe loẹt. Bốn chiếc trụ chống đỡ hàng hiên ngoài được treo những câu đối lời văn bóng bẩy miêu tả cảnh đẹp quanh vùng mà tôi tạm dịch như sau:[11]

“Những dòng nước từ Tây-Bắc đổ về sông Hương càng trở nên thanh tịnh”

“Những dòng nước từ Tây-Nam khúc khuỷu uốn mình bên dòng sông Lợi Nông càng tăng thêm vẻ đẹp của phong cảnh”

“Ngọn đồi chính Bắc sóng đôi với đồi Hàm Long và cả hai dường như cùng một độ cao”

“Dãy đồi chính Bắc nhìn về núi Ngự Bình điểm tô sắc thái cho khu vực”

“Hoa phượng hoà với sông nước, mây bay trên chùa Báo Quốc thấm vào tâm hồn chư tăng”

“Những ô trọc và bụi trần không xâm hại được nơi đây và mặt trăng, khi soi bóng trên chùa Hàm Long, đã mở ra những miền Phật cảnh”

“Mắt chư tăng, như vầng nguyệt hòa cùng Tâm của trời”

“Tiếng chuông chùa, âm vang như sóng vọng về miền tịnh lạc”

“Nguyện ức vạn sinh linh quy ngưỡng về Như Lai”

“Nguyện ức vạn sinh linh tán dương đức Tự Tại”

Ngay trước thềm điện, với cái nhìn đầu tiên chúng ta thấy nó cũng như bao ngôi điện Phật giáo khác. Cũng những bức tượng như nhau, những bàn thờ như nhau, được bày trí cùng kiểu như những ngôi danh lam khác. Ở đây chúng ta thấy cả một pháp hội của chư Phật mà tôi xin mạn phép ghi lại vài chi tiết sau đây.

Trên trần tường gian chánh điện có treo bức hoành tuyệt đẹp hình chữ nhật, nền xanh lục ghi chữ thếp vàng, bút tích do chính Võ Vương ngự đề vào năm 1747 mà hàng chữ nhỏ cũng như dấu ấn trên đó đã xác nhận:

Hàng chữ lớn chính diện, “Sắc tứ Báo Quốc tự”

Hàng chữ nhỏ bên phải, “Ngày lành, tháng thứ 2 mùa hạ, năm Cảnh Hưng[12] thứ 18[13]

Hàng chữ nhỏ bên trái, “bút tự của Quốc vương Từ Tế Đạo nhân[14]

Bức hoành ‘Sắc tứ Báo Quốc tự’

Trong điện, bên phải lối vào, dưới mái hiên bên trong, có một đại hồng chung. Chữ khắc trên quả hồng chung này cho ta biết chuông được đúc trong mười hai ngày, vào năm Gia Long thứ 7 (1808) theo lệnh của Hoàng thái hậu. Chuông cao 3 thước 5 tấc, đường kính đáy 2 thước 8 phân, nặng 826 cân. Chuông được treo trên giá, bên cạnh là cây chùy gỗ để gióng chuông, được treo một cách rất kỹ thuật bằng sợi dây thừng buộc theo hình thang. Trên chuông ngoài những ký tự ghi nhớ sự bảo trợ của bà Hoàng thái hậu, là những giáo luật của nhà Phật, những lời cầu chúc và những mô-típ trang trí khác để tạo hình dáng thanh nhã của đại hồng chung. Phía trên cùng là những chữ triện lớn khắc tên bốn mùa trong năm, phía dưới, viền quanh chuông là những đường gạch huyền bí theo hình Bát quái.

Bát quái, vốn ít người thông thạo, là một hình tượng mà, theo quan niệm triết học đông phương, thể hiện, qua sự phối hợp phức tạp các đường gạch, nguyên lý âm dương của vạn vật. Các hình tượng này, hay ít nhất là tám, là kết quả của những phối hợp khác nhau mà ngày nay chỉ còn được những ông thầy pháp tầm thường dùng để suy đoán vận mạng. Có lẽ ta cũng không nên ngạc nhiên khi nhìn thấy hình tượng Bát quái thường được tái tạo trong các ngôi chùa hay trong nhà dân chúng địa phương, nơi mà, như ta biết, sự mê tín dị đoan chiếm một phần lớn.

Cũng trong tiền sảnh này có một mẩu gỗ, đã khô, hoặc là rễ cây hoặc gỗ Nu, có dáng kỳ lạ như hình bộ xương người. Chính vì sự giống nhau thô thiển này mà khúc gỗ đã được đưa vào chùa và trở thành vật được thờ cúng. Tương truyền một cư dân địa phương sở hữu mẫu gỗ này mà không mấy quan tâm, cho đến khi ông nằm mộng thấy có người đến khuyên ông nên đem khúc gỗ đến ngôi chùa nào gần nhất để tránh tai hoạ. Ông liền vội vã nghe lời. Chuyện này dường như đã xảy ra cách đây 35 năm, và từ đó nhà chùa không ngừng lo hương khói cho mẩu gỗ có dáng người này[15].

Ở giữa điện là một bàn thờ lớn, được trần thiết theo nhiều bậc cấp với nhiều hình tượng tôn thờ của Phật giáo, và lạ thay, bên cạnh những biểu tượng của Lão giáo[16].

Gian thờ trong chánh điện chùa ngày nay. Trên cùng ở giữa thờ Tam thế chư Phật, hàng dưới chính giữa thờ Phật Thích ca, hai bên là tượng tôn giả A-nan và tôn giả Ca-diếp

Ở trên cùng là bệ thờ Tam thế Phật nguyên thủy của Ấn độ, có tóc quăn. Thấp hơn một chút cũng là ba vị Phật này nhưng khuôn khổ nhỏ hơn. Cạnh ngôi vị này là bức tượng nhỏ thếp vàng của Phật Thích ca trong tư thế độc đáo lúc mới đản sanh, hai ngón tay trái chỉ lên trời, hai ngón tay phải chỉ xuống đất. Trên cùng cấp bậc người ta đặt rải rác những tượng thần cỡ nhỏ bằng đá cẩm thạch Quảng nam, bằng đất nung hoặc bằng đồng. Có cả tượng Phật Di Lặc vui tươi với cái bụng to và nụ cười mở rộng nhắc tín đồ rằng dưới tấm y áo kia ngài đã chôn vùi những phiền não của thế gian. Có cả đức Quan thế Âm, vị Bồ tát cứu khổ, và đức Địa Tạng, vị Bồ tát bảo hộ các linh hồn quá vãng; và có cả tượng Thị Kính người chăm sóc bảo bọc hài nhi cùng nhiều hình tượng khác ít được biết hơn.

Dưới thấp, trên hàng tiền cảnh, ở chỗ trang trọng là một bài vị bằng gỗ sơn son được phủ lụa vàng, dành cho Hoàng đế đương tại vị. Xung quanh là những bức hoạ màu đóng khung tái hiện Bồ tát Quan thế Âm, vị cứu khổ hộ trì những người đang sống và Bồ tát Địa Tạng, hộ trì những người đã chết. Thỉnh thoảng những bức họa này được đưa đến nhà những tín đồ thuần thành khi họ thỉnh mời các vị sư đến làm lễ. Khi cầu an chư tăng sẽ cung thỉnh tượng Bồ tát Quan thế Âm; khi cầu siêu họ sẽ đưa đến tượng Bồ tát Địa Tạng. Trên điện thờ này có một bát hương bằng sứ màu xanh cũ kỹ, xứng đáng thu hút sự chú ý của người hiểu biết. Trên bát hương được trang trí bốn chữ Phạn lớn A-DI-ĐÀ-PHẬT và bốn vị sư đang tụng kinh, chứng tỏ nó đã được đặc biệt chế tác cho nhà chùa sử dụng. Màu men xanh, hình dáng chữ, những vị sư có ánh hào quang bao quanh, tất cả chừng như cho thấy đó là một cổ vật khá xưa.Trên bậc thứ nhì ở gian giữa là chỗ thờ Ngọc Hoàng, vị Thượng đế của các tầng trời trong đạo Lão. Ngài đội mũ vuông, được vây quanh bởi các vị thần: Hộ pháp, lo xua đuổi các điều bất thiện; Hộ Phật, lo cứu vớt các cô hồn; Bắc đẩu và Nam tào. Có hai bài vị bằng giấy cung thỉnh chư thần nhập tự, một cái gồm những vị thần quen thuộc như Thổ công, thần đất; Ông Táo, thần bếp núc; Thành hoàng, thần bảo vệ làng xã; Thần Nông, hộ trì nông nghiệp; Tỉnh tuyền và Long vương, thần giếng nước và sông suối. Bài vị kia dành cho chư thần các vì tinh tú.

Các pháp khí đáng chú ý khác là cái mõ, được làm bằng gỗ mít, mô tả hình tượng hai cái đầu nhăn nheo của những con cá hoá rồng[17]; và một cái chuông gia trì đặt cạnh bên để giữ nhịp[18] khi chư tăng tụng niệm.

Trong cùng gian chánh điện mà ta vừa mô tả, ở hai bên tả hữu là những bàn thờ nhỏ đặt sát tường:

  1. thờ 18 vị La-hán, 9 ngài bên hữu, 9 ngài bên tả; đây là 18 vị đệ tử Phật mà mỗi vị biểu hiện một tư thái độc đáo riêng.
  2. thờ Thập điện Diêm vương, mỗi bên có 5 vị, là những vị thần cai quản địa ngục, để phán xét và trừng phạt tùy theo công hay tội của mỗi người. Những vị thần này được trình bày dưới hình thức những pho tượng nhỏ thếp vàng, mang y phục triều quan, mắt nhìn chăm chăm vào cái hốt cầm trong tay.
  3. thờ Thiên Mẫu, vị nữ thần rất được sùng bái quanh vùng Huế[19]. Ở đây bức tượng bằng gỗ của bà được đặt trong một lồng kính nhỏ đặc biệt.
  4. thờ Quan Công, vị anh hùng trong lịch sử Trung quốc, được phong thần sau khi chết. Ông được thể hiện bằng gương mặt thuần hậu được viền quanh bởi bộ râu đen ông đang vuốt trong tay; bên hữu là Quan Bình, con trai ông, và bên tả là Châu Thương đồ đệ trung thành của ông. Chân dung của Quan Công (còn gọi là Quan Đế, Quan Thánh) do nhà danh hoạ Lê Trát Dương vẽ, được đặt trên ngai thờ. Đây là loại hình hoạ in thạch bản ta thường thấy ở những nơi bán hình tượng tôn giáo ở Trung quốc. Những hình tượng này, như các nơi khác, một khi đã được thờ phụng thì không bao giờ bị đem huỷ bỏ. Nếu vì lý do gì mà sự thờ cúng không còn nữa thì phải đem chúng vào chùa là nơi sẽ bảo tồn chúng.
  5. trong một lồng kính, một pho tượng nữ thần 18 tay mà người ta gọi là Bà Chuẩn Đề. Vì sao Bà có nhiều tay như vậy?[20] Ta có thể tưởng là mình đang đứng trước Bà Thiên Thủ, vị Phật nghìn tay mà ta từng thấy ở miền Bắc. Sở dĩ gọi như vậy là vì ngài có thần lực cho phép ngài đến mọi nơi và tiếp nhận mọi lời cầu khẩn. Tuy nhiên, các vị sư tôi thỉnh ý đã không giải thích như vậy. Họ nói, mười tám vị La-hán ai cũng muốn vào Niết bàn khi đã cạo xong râu tóc, vì thế, để các vị không phân bì và có thể cho tất cả cùng vào Niết bàn một lúc, Bà Chuẩn Đề đã không ngần ngại hoá ra 18 cánh tay để cạo đầu cho tất cả cùng một lượt. Người ta giải thích với tôi rằng Chuẩn Đề không phải là nữ thần mà là một đức Phật thường thị hiện qua hình dáng nữ thân.

Có nhiều cờ hiệu, tràng phan được treo từ trên trần điện, là những biểu hiệu của Phật giáo. Mỗi lòng phan mang danh hiệu một vị Phật và sẽ được chư tăng thỉnh ra mỗi khi vị Phật này được tín đồ cung thỉnh cho một nghi lễ[21].

Phía sau chánh điện mà chúng ta vừa lướt qua này là hậu điện, một phần là bàn thờ của chư tổ và một phần dành để thờ Hiếu Khương Hoàng hậu, mẹ của vua Gia Long, và như chúng ta đã biết, cũng là đại ân nhân của ngôi chùa.

Trên các bàn thờ tổ có những bài vị, tức những khung gỗ sơn son được chạm trổ và thếp vàng, ghi tên chư vị Hòa thượng và Trú trì có công đức mà chùa lấy làm tự hào. Ở đây ta thấy bức chân dung nổi bật của một trong số chư vị tổ sư ấy, ngài Tâm Truyền[22], hiệu Tuệ Vân, vị tiền nhiệm của ngài Trú trì hiện tại. Bức chân dung này được vẽ một cách tinh xảo, là tác phẩm của hoạ sĩ Hường Cao một nghệ nhân nổi tiếng đối với độc giả của tạp chí này.

Bàn thờ Tổ

Ngoài năm thứ đồ thờ cúng như bình hoa, lư hương, chân đèn…, ta còn thấy treo hai bên bàn thờ nhiều di vật mà ta đoán là của người quá cố:

  1. Một cây gậy, gọi là Tích trượng, đằng đầu có 12 cái khoen đan vào nhau bằng một gọng thiếc. 12 cái khoen này tượng trưng 12 giới luật thiêng liêng[23] tạo nên đạo hạnh của vị sư. Vị Hoà thượng, khi giảng kinh hay nói pháp, phải một tay cầm tích trượng và tay kia bưng bình bát và một cái thìa gỗ; bình bát bằng đất và thìa gỗ ngụ ý chư tăng chỉ được dùng những đồ vật tầm thường đơn giản nhất.
  2. Mắc vào tích trượng là cái Như ý, một mẩu thiếc dài chừng 0m60, một loại quyền trượng tôn giáo mà vị tăng chủ sám thường cầm trong các buổi lễ.
  3. Cái Phủ phất, một loại dụng cụ phủi bụi làm bằng lông vũ, có nghĩa ẩn dụ để xóa sạch bụi trần. Ta còn thấy những cây phất trần này trong những đoàn hộ giá của hoàng gia, có lẽ với cùng ý nghĩa ẩn dụ trên.
  4. Chuỗi hạt Kim cang, mà môn đồ của Phật tự nguyện lần đếm từng hạt một cách vô tận để giữ tâm luôn tỉnh thức trước các việc trần tục.
  5. Cuối cùng là chiếc túi lụa cất giữ các chứng từ của ngôi chùa và bản phả hệ các vị sư tính từ người sáng lập tông môn, là đức Phật Thích ca mâu ni.

Trên bàn thờ đặc biệt phụng cúng tưởng niệm Hoàng hậu, thân mẫu vua Gia Long, nhờ bà mà ngôi chùa sau nhiều năm bị thất sủng đã lấy lại ngôi vị hàng đầu, treo một bức hoành với cái tên “Thiên Thọ tự”[24] được vua ban cho lúc ấy và dấu ấn triện của vị Hoàng hậu ân nhân, ghi ngày tháng “Tháng hạ năm Mậu thìn, năm thứ 7 triều Gia Long” (1808). Một cái ngai nhỏ thếp vàng, có hai tán lọng vàng che hai bên cho biết đây là nơi phụng thờ một bậc mệnh phụ triều đình.

Chùa có hai gian nhà rộng dùng làm tăng phòng và một gian khác có trang bị bàn ghế dùng làm nơi tiếp khách. Phía bên hữu là nhà ăn, nhà bếp và các công trình phụ.

Trong gian phòng dùng làm trường cho học tăng người ta thiết đặt một bàn thờ nhỏ dành cho vong linh các tín đồ vô tự; trong vòng ba năm các bài vị cá nhân ở đây được thờ cúng kỵ giỗ riêng, đến hết thời hạn ấy, các bài vị này được thiêu hoá và tên của người quá cố được chuyển vào ghi trên một bài vị chung đặt trong một gian thờ khác. Cũng trong gian thờ này có ghi danh tánh các vị sư bình thường đã quá cố.

Hiện giờ, tổ chức tăng chúng áp dụng tại chùa Báo Quốc gồm có một vị Trụ trì (sư trưởng) và độ mươi nhà sư cùng các chú tiểu. Trên đây tôi đã nêu ra vài nét về cuộc sống của tăng chúng; điều này có thể lôi cuốn chúng ta lạc đề nếu cố đi vào chi tiết.

Trước khi kết thúc bài khảo cứu này, tôi muốn lưu ý đến những đề tài trang trí mà ngòi bút lão luyện của nghệ sĩ M. A. Durier đã nêu ra đó đây, về nhiều nơi khác nhau trong chùa, dành cho Tạp chí Đô thành Hiếu cổ mà ta thấy có trong bài viết này[25].

Và sau cùng, trước khi từ giã chùa, xin đừng quên chào cái “Giếng cấm”, tức giếng Hàm Long, cái giếng đã tặng tên gọi cho ngọn đồi nơi nó được đào ra. Dưới lòng giếng này cất dấu một tảng đá hình hàm rồng mà người ta nói, từ miệng rồng đó tuôn ra mạch nước mát và trong vắt, thanh khiết đến mức được dành riêng cho vua ngự dụng. Ngày nay giếng được để cho dân chúng dùng và nước không còn trong sạch như ngày xưa đã từng được quý trọng.

Giếng Hàm Long

Chúng ta cũng nên thêm đôi dòng tưởng niệm ông Trần Viết Thọ, một vị quan đáng được ghi nhớ trong lịch sử chùa. Lúc sinh thời, ông làm Đốc học, hiệu trưởng trường tỉnh hạt Quảng Trị. Đến năm ông 59 tuổi, mặc dù các quan cấp trên, học trò, và gia đình ông can ngăn, ông vẫn quyết định xin nghỉ hưu và dâng hiến đời còn lại để vào chùa tu hành. Lòng nhiệt thành cầu đạo của ông cao đến độ sau nhiều năm tinh cần tu khổ hạnh, vào một ngày đẹp trời, ông cho vợ con biết rằng từ đây ông đã thuộc về Phật tổ và đã sẵn sàng từ bỏ nhục thân này; và ngay hôm đó ông đã tự thiêu trong túp lều tranh nơi ông lui về ẩn dật bấy lâu. Ngồi an nhiên tự tại giữa ngọn lửa hồng, bình thản khêu ngọn lửa cháy rực với một cuốn kinh cầm trong tay, ông đã hiến mình một cách kiên cường đạo hạnh.

Đó không phải là chuyện hoang đường. Việc ra đi một cách sùng tín của ngài Trần Viết Thọ mọi người đều biết; và các nhân vật cao cấp ở Huế lúc ấy, đứng đầu là các Thượng thư Trương Quang Đãn, Nguyễn Thuật, Cao Xuân Dục, Hoàng Cao Khải đều đã đến viếng tang.

Bản dịch Hạnh Viên


Phụ chú của ND:

Được sự giúp đỡ của HT Thích Thiện Hạnh, qua khảo sát, ngày nay chúng tôi thấy trong chùa còn các câu đối và bức hoành sau:

  1. Ngoài bức hoành “Sắc tứ Báo Quốc tự” đã nói trên, được treo giữa chánh điện, hai bên còn có hai bức hoành nhỏ hơn:

(bên phải): “Tuệ nhật trường minh” 慧 日 長 明
(bên trái):  “Từ phong vĩnh phiến”   慈 風 永 扇

Tạm dịch: Sáng hoài ánh trí tuệ. Mát mãi ngọn gió từ.

  1. (Ở giữa điện, mặt trước):

Cổ tự xuất vân sơn hữu ý nhân lai xao thạch khánh.
Thiền cư lâm thủy bạn vong cơ long đáo thính kim kinh.

古 寺 出 雲 山 有 意 人 來 敲 石 磬
禪 居 臨 水 畔 忘 機 龍 到 聽 金 經

Tạm dịch:
Chùa cổ vượt tầng mây, khách hữu ý về khua khánh đá
Nhà thiền ven bến nước, rồng vô tâm đến tụng kinh vàng.[26]

  1. (Ở giữa điện, mặt sau):

Phật bất ly tâm tâm bất ly Phật thùy vân thân ngoại hữu bồ đề.
Sắc tức thị không không tức thị sắc tu tín tánh trung vô quái ngại.

佛 不 離 心 心不 離 佛誰 云 身 外 有 菩 提
色 即 是 空 空 即 是 色 須 信 性 中 無 罣 礙

Tạm dịch:
Tâm chẳng lìa Phật, Phật chẳng lìa tâm, ngoài thân ai bảo có bồ đề.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc, trong tự tính hãy tin Vô ngại.

  1. (Trước bàn thờ Bồ tát Quán thế Âm và Bồ tát Dược Sư):

Chúc thánh thọ tán hoàng đồ diệu nhật nguyệt quang huy vạn cổ.
Ký dân an kỳ vật phụ tịnh sơn hà tráng đế thiên thu.

祝 聖 壽 讚 皇 圖 耀 日 月 光 輝 萬 古
冀 民 安 祇 物 阜 靖 山 河 壯 帝 千 秋

Tạm dịch:
Mừng tuổi thọ vua, khen cơ đồ hoàng đế, vầng nhật nguyệt rạng soi từ vạn cổ.
Mong dân an, cầu vật thịnh, non nước yên bình vua vững muôn năm.

  1. Nơi hậu điện thờ chư tổ, chúng tôi thấy có bức hoành ghi ba chữ VÔ TẬN ĐĂNG, 無 盡 燈, ngụ ý: ngọn đèn chánh pháp sẽ đời đời truyền lưu vô tận.

Và các đôi câu đối:

  1. (Phía ngoài, hai bên cửa vào hậu điện):

Hương giang kỳ bắc Ngự lĩnh kỳ nam thiên vạn thế từ phong truyền tự cổ.
Cảnh Hưng dĩ tiền Vĩnh Thịnh dĩ hậu sổ bách niên Phạm Vũ tráng vu kim.

香 江 其 北 御 嶺 其 南 千 萬 世 慈 風 傳 自 古
景 興 以 前 永 盛 以 後 數 百 年 梵 宇 壯 于 今

Tạm dịch:
Sông Hương phía bắc, núi Ngự phía nam, ngàn vạn đời từ xưa truyền gió mát.
Cảnh Hưng đầu triều, Vĩnh Thịnh cuối triều, hàng trăm năm chùa tháp vẫn huy hoàng.

  1. (Bên trong, trước bàn thờ chư tổ):

Trang nghiêm tịnh giới khai sáng ngưỡng thần công cổ điện trường tồn dữ ngã quốc triều tịnh thọ.
Hùng tráng đế kinh hộ trì tư Phật lực linh quang tự tại tố Lê Cảnh Hưng nhi kim.

莊 嚴 淨 界 開 創 仰 神 功 古 殿 長 存 與 我 國 朝 並 壽
雄 壯 帝 京 護 持 資 佛 力 靈 光 自 在 溯 黎 景 興 而 今

Tạm dịch:
Nơi thanh tịnh trang nghiêm, kính ngưỡng công khai sáng, điện cũ trường tồn cùng nước nhà vững mãi.
Kinh đô hùng mạnh, nhờ Phật lực giúp cầm, ánh linh tự tại từ Lê Cảnh Hưng đến nay.

  1. (Sau bàn thờ tổ, treo sát tường):

Hàm Long tái ngọ đàm kinh phù luật xuất chơn thuyên ứng vật khúc trần huề đăng thực địa.
Báo Quốc trùng quang bát hoả ma chuyên truyền tổ đạo đương cơ trực chỉ bất lạc kỳ đồ.

含 龍 再 午 談 經 扶 律 出 真 詮 應 物 曲 陳 攜 登 寔 地
報 國 重 光 撥 火 磨 磚 傳 祖 道 當 機 直 指 不 落 歧 途

Tạm dịch:
Hàm Long ngày tháng bàn kinh hộ luật bày ra chân lý, ứng theo vật uyển chuyển dẫn về nơi rốt thực.
Báo Quốc sáng trưng đốt lửa mài gạch truyền đạo Tổ, đúng người chỉ thẳng không để lạc đường chơn.

  1. Cũng trong điện thờ tổ, trước có đôi câu đối nay đã mất, nhưng chúng tôi thấy còn ghi trong tập Thủy Nguyệt Tùng Sao của cố HT Bích Phong, hiệu Thạch Sơn Thị, chùa Quy Thiện, Huế. Xin chép lại: (Đại Báo Quốc tự phụng tổ liên)

Bồ đề phi thụ minh kính phi đài y bát gia phong tại thử.
Đông độ bất lai Tây thiên bất khứ truyền thừa đạo mạch vu tư.

菩 提 非 樹 明 鏡 非 臺 依 缽 家 風 在 此
東 土 不 來 西 天 不 去 傳 承 道 脈 于 斯

Tạm dịch: (Câu đối thờ tổ tại chùa Báo Quốc)
Bồ đề chẳng cây, gương sáng chẳng đài, gia phong y bát là đây.
Đông độ không đến, Tây thiên không về, đạo mạch truyền thừa từ đó.[27]

  1. Ở Tây đường, nay là phòng khách, có đôi câu đối:

Báo ứng vô biên phước quả tường hoa tam bảo địa.
Quốc gia hữu đạo từ vân pháp vũ thập phương thiên.

報 應 無 邊 福 果 祥 花 三 寶 地
國 家 有 道 慈 雲 法 雨 十 方 天

Tạm dịch:
Báo ứng không ngần, đất già lam sinh hoa lành quả phúc.
Quốc gia có đạo, trời bao la rải mây từ mưa pháp.
[28]

Ngoài ra, còn một số câu đối phơi sương gió nơi các mộ tháp:

  1. – Nơi cụm mộ tháp được qui tụ, mặt trước cổng vào:

Chỉ đồ kiến tánh ngôn hạ tri quy thuỳ thị can đầu tấn bộ.
Bát thảo tham huyền thanh tiền ngộ chỉ thỉ năng tâm nội thừa đương.

指 圖 見 性 言 下 知 歸 誰 是 竿 頭 進 步
撥 草 參 玄 聲 前 悟 旨 始 能 心 內 承 當

Tạm dịch:
Chỉ bày thấy tánh, trong lời rõ nghĩa, nào ai đầu sào thêm bước.
Trừ vọng cầu chơn, nói ra hiểu ý, ai từng tâm nội đảm đương.[29]

  1. – Mặt trong sân:

Hàm Long trụ tích Báo Quốc lưu quang truy tố đê đầu hoài tổ đức.
Bảo tháp lăng tiêu phương danh trì địa cổ kim củng thủ hướng linh đài.

含 龍 住 錫 報 國 流 光 緇 素 低 頭 懷 祖 德
寶 塔 凌 宵 芳 名 馳 地 古 今 拱 手 向 靈 臺

Tạm dịch:
Cắm gậy đất Hàm Long, rạng ngời chùa Báo Quốc, tăng tục cúi đầu nhớ ơn tổ.
Dựng tháp cao lồng lộng, danh thơm tỏa một vùng, cổ kim cung kính bái linh đài.[30]

  1. – Nơi tháp giữa, trước bia mộ Tổ khai sơn Giác Phong:

Tàng bách niên sanh tử  藏 百 年 生 死
Qui nhất lộ Niết bàn      歸 一 路 涅 槃

Tạm dịch:
Cất trăm năm sinh tử.
Về một lối Niết bàn.

  1. – Nơi tháp Tổ Tử Dung:

Khứ lai như thị trú                    去 來 如 是 住
Không sắc cổ kim đồng            空 色 古 今 同

Tạm dịch:
Đến đi là như vậy.
Không, sắc xưa nay đồng.

  1. – Nơi tháp HT Trí Thủ[31], mặt trước hai trụ biểu:

Quảng đại hạnh phát thâm tâm bát thác mê vân bất quyện hối nhân bồi Phật chủng.
Cứu chơn không minh diện chỉ xung quan huệ nhật phùng trường trác tích chấn tôn phong.

廣 大 行 發 深 心 撥 拓 迷 雲 不 倦 誨 人 培 佛 種
究 真 空 明 妙 旨 沖 關 慧 日 逢 場 卓 錫 振 宗 風

Tạm dịch:
Nuôi hạnh lớn, phát thâm tâm, vạch tan mây mù, vun bồi Phật chủng không nại khó khăn.
Phá tánh không, tỏ diệu chỉ, dương cao tuệ nhật, khai mở giới trường chính lý tông phong.[32]

  1. – Nơi tháp HT Thích Trí Thủ, mặt trong hai trụ biểu:

Thạch thất biểu thiền tâm dữ Ngự lĩnh Hương giang trường tại.
Hoa đài hàm linh cốt sử tăng đồ pháp quyến thâm tư.

石 室 表 禪 心 與 御 嶺 香 江 長 在
花 臺 含 靈 骨 使 僧 徒 法 眷 深 思

Tạm dịch:
Thạch thất biểu lộ Thiền tâm, cùng núi Ngự sông Hương còn mãi.
Đài hoa ôm ấp Linh cốt, khiến tăng đồ pháp quyến không quên.[33]

  1. – Nơi tháp HT Thích Thanh Trí[34], mặt trước hai trụ biểu:

Khiêm nhẫn hữu dư phát ý viên thành tam tụ giới.
Trí bi vô ngại chung thân bất thối tứ hoằng tâm.

謙 忍 有 餘 發 意 圓 成 三 聚 戒
智 悲 無 礙 終 身 不 退 四 弘 心

Tạm dịch:
Đức khiêm nhẫn có thừa, khởi ý vẹn toàn ba tụ giới.
Trí tuệ và từ bi vô ngại, cả đời không bỏ bốn hoằng tâm.

  1. – Nơi tháp HT Thanh Trí, mặt trong hai trụ biểu:

Sanh tử thị đồng quan đồng hội hạc lâm đăng tịnh tháp.
Niết bàn tịnh biệt xứ biệt siêu trần giới nhập vô sanh.

生 死 是 同 關 同 會 鶴 林 登 淨 塔
涅 槃 并 別 處 別 超 塵 界 入 無 生

Tạm dịch:
Sống chết có đồng quan, đồng hội, rừng hạc lên tịnh tháp.
Niết bàn cùng nơi khác, cõi khác, trần thế vào vô sanh.
[35]


[1] Cách đọc của tác giả, tức Hữu Bùi, hay Hòa thượng Bùi Công, tự Tế Nhân Viên Giác, một cao túc của Tổ Liễu Quán, đã vâng sắc chỉ trú trì chùa trong thời gian này cho đến năm 1753 khi ngài viên tịch. Đại sư Hàn Chất kế thế trụ trì đến năm 1766. – ND.

[2] Trong thời kỳ chiếm đóng của quân Tây Sơn, hầu hết chùa chiền quanh kinh thành đều bị tàn phá chỉ trừ chùa Báo Quốc, được dùng làm kho chứa diêm tiêu và xưởng đúc súng.

[3] Lúc này chữ Thiên Thọ đã được dùng để đặt tên lăng vua Gia Long.

[4] Theo năm bài viết này đăng trên báo Bulletin des Amis du Vieux Hue, 1917. – ND.

[5] Loại đồ sứ tráng men xanh rất nổi tiếng của Huế, quen thuộc trong giới khảo cổ với tên gọi ‘Bleu de Hue’, màu lam Huế. – ND

[6] Nguyên văn Hán đã thất lạc. Ở đây chúng tôi tạm phục hồi theo suy đoán. –ND.

[7] Một số câu ở cả hai mặt này ngày nay đã hoàn toàn hư hỏng, không thể đối chiếu với nguyên văn Hán. – ND.

[8] Năm 1957, hội đồng môn phái chùa Báo Quốc, do Hoà thượng Thích Trí Thủ chủ trì, đã quyết định di dời và quy tụ về vị trí bên phải sau chánh điện thành cụm gồm 14 tháp; ngày nay hai bên cụm tháp này có hai tháp mới, bên phải là tháp vọng của HT Thích Trí Thủ và bên trái là tháp của HT Thích Thanh Trí. (về các câu đối nơi các mộ tháp này, xem phần bổ sung ở cuối bài). Còn cụm tháp 5 cái (từ số 9 – 13) vẫn  giữ nguyên vị trí cũ.– ND.

[9] Theo cách phát âm của tác giả. Đối chiếu theo bia mộ là Thanh Nhàn, tự Hoà Nhã.

[10] Như cht 13. ‘… húy Thượng Thanh hạ Nhàn.’

[11] Các câu này nay không còn để đối chiếu; chúng tôi chỉ dịch theo nguyên tác Pháp ngữ.

[12] Niên hiệu Hoàng đế triều Lê ở Thăng Long. Các chúa nhà Nguyễn, tuy trị vì độc lập ở Huế, vẫn dùng niên hiệu của Hoàng đế ở Bắc kỳ trong các văn kiện chính thức.

[13] Chỗ này có nhầm lẫn về tháng năm. Năm 1747 là năm Cảnh Hưng thứ 8. Nguyên văn Hán ghi trên bức hoành: Cảnh Hưng bát niên mạnh hạ cốc nhật, tức ngày lành tháng 4 năm C.H. thứ 8. – ND.

[14] Nguyên văn Hán ghi trên bức hoành: Quốc vương Từ tế Đạo nhân ngự đề. – ND.

[15] Ngày nay mẩu gỗ này không còn. –ND.

[16] Nền tảng tôn giáo xứ An nam  là một tổng hợp ba tôn giáo Phật, Lão và Khổng; vì thế ta thường thấy ba tôn giáo này tập họp trong cùng một ngôi chùa, dù những thuộc tính của ba giáo thuyết rất khác nhau từ nguồn gốc.

[17] Mõ các chùa thường khắc hình đầu con cá chép. Nguyên văn tác giả dùng chữ serpents dragons, rắn rồng, (có lẽ muốn nói là con giao) e có chỗ nhầm lẫn. – ND.

[18] Chính xác hơn, chức năng của chuông này, như tên gọi, là để nhắc nhở và giữ sự tập chú của chư tăng khi tụng niệm. – ND.

[19] Thiên Mẫu là vị nữ thần theo quan niệm của đạo Lão.

[20] 18 tay, tượng trưng 18 pháp bất cộng (đặc hữu) của Phật. –ND.

[21] Các mô tả này ngày nay hầu hết đã thay đổi. Trong chánh điện nay thờ Tam thế chư Phật, dưới thấp hơn một chút là bàn thờ Phật Thích-ca, hai bên có hai tượng nhỏ tôn giả A-nan và tôn giả Ca-diếp. Bên phải bàn thờ chính là bàn thờ Bồ tát Dược Sư, bên trái là bàn thờ Bồ tát Quán thế Âm. Trên tường ở giữa treo bức hoành ‘Sắc tứ Báo Quốc tự’, bên phải có bức hoành ‘Tuệ nhật trường minh’, bên trái có bức hoành ‘Từ phong vĩnh phiến’. –ND.

[22] Nguyên văn ghi Tâm Tuyên, dit Tuệ Vân, e nhầm lẫn trong cách phát âm. – ND.

[23] Chỉ 12 hạnh đầu đà. – ND.

[24] Bức hoành này nay không còn thấy, có lẽ đã bị hư hay cháy trong hai lần chùa bị hoả hoạn, nhất là vào năm Mậu thân 1968. – ND.

[25] Các hình vẽ minh hoạ này vì lý do kỹ thuật đã không thể in lại, vả chăng chúng cũng không còn giá trị thực tế sau nhiều biến đổi trong gần 90 năm qua. – ND.

[26] bản dịch của T.T. Tuệ Sỹ.

[27] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.

[28] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.

[29] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.

[30] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.

[31] HT Thích Trí Thủ, nguyên Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN, Trú trì chùa Báo Quốc, Giám viện PHV Báo Quốc, viên tịch năm 1984, nhục thân được an táng tại bảo tháp ở Tu viện Quảng Hương Già Lam, SG. Tháp tại đây là tháp thờ vọng.

[32] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.

[33] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.

[34] HT Thích Thanh Trí, nguyên Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Thừa Thiên-Huế, Giám tự chùa BQ, viên tịch năm 1984, nhục thân được an táng tại bảo tháp này.

[35] bản dịch của HT Thích Thiện Hạnh.


LA PAGODE BAO QUOC

Par J.A. LABORDE

Je convise les Amis du Vieux Huế à me suivre du côté d’une pagode généralement très peu visitée et qui est cependant assez intéressante. On la trouve tout près de Huế sur une petite hauter qui domine la gare.

On la désigne actuellement sous le nom de pagode Báo Quốc (報 國), mais elle porta successivement les noms de Hàm Long, de Báo Quốc, de Thiên Thọ et enfin de noveau Báo Quốc. Au cours de cette étude, je dirai les raisons pour lesquelles elle a changé si souvent de nom.

Avant de pénétrer dans la pagode, voyons d’abord ce que disent d’elle les divers documents que j’ai pu consulter[1].

D’après la Géographie de Duy Tân[2], cette pagode porta à l’origine le nom de Hàm Long (頷 龍,Gueule du dragon), du nom d’un puits réputé sis au pied de la colline où elle fut édifiée; elle fut fondée, à une date qu’on ne peut préciser, par le bonze Giác Phong, qui mourut un jour d’hiver de la 10è année de la période Vĩnh Thịnh, soit vers 1714. Elle a donc plus de cents ans d’existence.

En l’année Đinh mão (1747), l’empereur Hiếu Võ[3] fit agrandir la pagode et lui donna solennellement son nom de Báo Quốc, en la dotant d’un beau panneau don’t il composa lui-même l’inscription; c’est le panneau à motifs et caractères d’or sur fond vert qu’on aperçoit à l’entrée du bâtiment principal.

Le bonze Huu Phỉ fut à ce moment-là chargé d’assurer le culte de la pagode jusqu’en l’année 1753, date à laquelle il regagna sa demeure dernière, un des stupa érigés tout à côté du temple.

Puis la pagode Báo Quốc connut de mauvais jours. En 1776, au moment de l’invassion de Tay Son, elle eut le malheur de servir d’arsenal aux rebelles et se vit honteusement retirer la confiance de l’empereur[4].

Ce n’est que beaucoup plus tard, en la 7è année du règne de Gia Long, soit en 1808, que la reine-mère Hiếu Khương Hoàng hậu s’int éressa à notre pagode et la fit restaurer; on y construisit le temple principal et de nombreux temples annexes, les galeries, le grand portail d’entrée; on la dota de statues bouddhiques et d’une cloche; un edit royal lui donna le nouveau nom de Thiên Thọ et bonze Đạo Minh Phổ Tịnh y fut effecté. Dès lors, complètement réhabilitée, la pagode ne cessa pas de recevoir les faveurs impériales et les dons des riches habitants. En 1811, sur l’intervention de la reine-mère, 30 hectares de rizières et 10 hectares de terre sèche lui fuirent donnés pour assurer le culte; 22 hectares qui avaient été usurpés par les habitants lors de l’invassion des Tây Sơn, lui fuirent restitu és. D’autres dons en terrains, en argent et en objets de culte fuirent faits par des particuliers. Enfin le roi Minh Mạng, au cours d’une visite qu’il a fit, décida que la pagode reprendrait son ancien nom de Báo Quốc[5].

Au cours du règne de ce dernier roi, à l’occasion de son quarantenaire (1830), tous les bonzes du royaume se réunirent dans la pagode et y organisèrent des cérémonies expiatoires où les bonzes le plus vertueux reçurent des ‘Giới đao’ et des ‘Độ điệp’ (rasoirs d’honneur et bulles d’investiture).

Depuis, aussi bien les rois Thiệu Trị, Tự Đức et Đồng Khánh que toutes les reines-mères ne cessèrent de s’intéresser à la célèbre pagode. Du temps de Thành Thái, de grandes cérémonies, du genre de celles faites sous Tự Đức, furent organisées, et l’on vit grande affluence de bonzes venus de partout pour entendre les prédications des plus vertueux religieux que le concile venait d’élever aux hautes dignités bouddhiques; le plus vénérable d’entre ces vertueux était alors le bonze chef Diệu Giác, Supérieur de la pagode Báo Quốc; il s’éteignit l’année suivante (7 février 1895), à l’âge de 90 ans, après avoir, dit-on, réunit ses disciples autour de lui, leur avoir donné de principaux conseils et s’être, devant eux, ‘transformé’.

Empressons-nous de dire que le mot ‘transformé’ n’est ici que l’expression consacrée pour désigner la mort d’un vénérable, lequel en tant que disciple du Bouddha, ne meurt pas mais change simplement de vie.

Le défunt fut remplacé successivement par les bonzes Tâm Quảng et Tâm Truyền, dit Tuệ Vân, puis enfin par celui qui préside à l’heure actuelle à l’entretien du bon renom de la pagode, le Trú trì Tâm Khoan.

Telle est la monographie sommaire de la pagode Báo Quốc. Ce modeste exposé, qui permettra au visiteur de l’aborder avec quelques connaissances sur son origine, lui permettra de mieux comprendre les quelques autres détails que j’en vais donner.

La pagode est perchée sur le plateau qui couronne le mamelon de Hàm Long, sis, je l’ai dit, derrière la gare, à troite de l’avenue conduissant à l’Esplanade des Sacrifices; elle dépend du village de Phú xuân, Hương trà, province de Thừa Thiên. On y accède d’abord par une quinzaine de marches grossièrement faites de moellons, puis par une plateforme en terre battue de cinq metres de large, surmontée encore par neuf ou dix marches, au haut desquelles on franchit la porte monumentale à trois ouvertures dite Tam quan. Cette porte, d’abord édifiée en 1808, puis reconstruite en 1873, mérite qu’on s’arrête pour la regarder, elle porte des inscriptions en caractères faits de débris de porcelaine bleue, où le temps a déjà porté ses ravages; c’est à peine si l’on peut en déchiffrer le sens, et le fin lettré qui m’accompagne doit hésiter plusieurs points. Voici les traductions qu’il a été possible de faire:

Plan schématique des inscriptions de la porte monumentale (les numéros sont les mêmes pour les 2 faces ext. et int.) 

Face extérieure:

1: Paysage

2,2,2: caractères sanskrits

3: Par ordonnance royale, appelée: Pagode Báo Quốc

4: Que le règne de l’Empereur soit longtemps florissant (en caractères carrés)

5: Que la base du territoire royal soit solide (en caractères carrés)

6: Réparé en l’ann ée Quý dậu, sous le règne de Tự Đức (1873)

7: Une stèle portera les caractères Báo Quốc, et ainsi se perpétueront plus de cent ans les mérites et les vertus (de l’Empereur)

8: La fondation de cette pagode sur la colline Ham Long attirera des dis côtés les objets précieux

9: Cette belle construction est sise au village de Phú xuân, en un endroit favorisé par les signes Dần et Thân

Face intérieure:

1: Paysage

2,2,2: caractères sanskrits

3: Pagode Thiên Thọ, à Hàm Long

4: Le roue de la Loi tourne toujours (en caractères carrés)

5: Le soleil du Bouddha augmente la clarté (en caractères carrés)

6: La porte de la pagode sans aucun empêchement, protège tous les êtres

7: Comme le soleil éclaire le royaume des métamorphoses, la pourpre des décors augmente la beauté de cette nouvelle fondation

8: Le ciel protège le Bol d’or (le royaume)… ce monument renommé offre un bel aspect

9: Un homme simple a des chances, en entrant dans la pagode, de devenir un homme intelligent

Après avoir franchi le Tam quan, on se trouve dans un champs découvert où l’on aperçoit, dans le fond, le corp municipal de la pagode don’t l’aspect extérieur n’offre rien de particulier. Nous y reviendrons plus loin.

Sur la droite, les yeux sont immédiatement retenus par des monuments funéraires de forme spéciale où nous reconnaisons les stupa bouddhiques, dernière demeure des bonzes de marque; il y a là un véritable cimetière de bonzes.

Dix-neuf stupa sont érigés à la mémoire des ‘Hoà thượng’ (bonze-chef du 1er degré) et des ‘Trú trì’ (bonze-chef du 2è degré) qui se sont succédés dans la pagode. Ces monuments ont la forme d’une cône octogonale surmonté de plusieurs chapiteaux superposés, au haut desquels émerge le bouton de nénuphar, attribut du Bouddhisme. Construits en maçonnerie, ils ont une hauteur qui varie entre 2 mètres et 5 mètres; ils sont entourés, à une mètre environ, d’un mur très bas, avec ouverture sur le devant. Sur la face Est de chaque tombe se voient des inscriptions donnant les noms et qualité de l’occupant.

Plan schématique des tombes à la pagode Báo Quốc

Tombe No 1: (consulter le plan): tombeau du HT Tế Nhân dit Lưu Quang, nom posthume Viên Giác, de la 36è génération de Lâm Tế.

Tombe No 2: Le HT Thái Chí, dit Quảng Thông, de la 37è génération de Lâm Tế.

Tombe No 3: Inscriptions effacées

Tombe No 4: Erigée par ses disciples, en un jour faste du 2è mois de la 31è année de Tự Đức (mars 1878), au bonze Hải Khang Diên Miên, Trú trì de la pagode Linh Hựu, de la  40è génération de Lâm Tế.

Tombe No 5: Bonze Thanh Tịnh, dit Ấn Lạc, dit Tâm Tuệ, nommé Tru tri de la pagode Từ Ân par ordonnance royale.

Tombe No 6: Bonze Hoang Phap Lu, surnommé Hai Trường, de la pagode Diệu Đế, érigée le 3è mois de l’année Quý sửu (avril 1853), 6è année de Tự Đức, par les habitants du village de Trúc Khê, province de Quảng Trị.

Ces six tombes sont de petites dimensions; elles ont en moyenne 2 mètres de haut sur une base octogonal de 0m,45 de côté. Elles ont toutes trois chapiteaux.

Tombe No 7: Elle est bien plus haute et est d’aspect imposant, mesure 4m70 de hauteur et a 6 chapiteaux. Elle contient les restes du HT Bùi Công, dit Viên Giác, qui s’occupa de restaurer la pagode de Báo Quốc. La tombe fut construite par les bonzes et ses disciples en la 14è année de Cảnh hưng (1753).

Tombe No 8: C’est le plus vieux stūpa; il a été construit il y a plus de 200 ans, en 1714, à la mémoire du fondateur de la pagode. Les inscriptions y figurent disent “Erigée par les disciples respectueux du Révérend Giác… du degré de Ty-kieu… le 22è jour du 12è mois de la 10è année de Vĩnh Thịnh (27.1.1715)”. Il a 3m30 de hauteur.

Tombe No 9, 10, 11, 12, 13: Groupes de cinq monuments, dans une même enceinte; ce sont les restes mortels de cinq bonzes, autrefois enterrés ailleurs, et qu’on a du déplacer, par suite de la construction d’une route à travers le cimetière où ils reposaient primitivement. Cette translation s’est opérée en la 9è année de Thanh Thai (1897). Le monument du milieu a 4m10 de haut et 4 chapiteaux; les quatres autres sont plus petits.

Tombe No 14: de grandes dimensions, ce stūpa mesure 5 mètres de haut, chaque côt é de base octogonale mesure 1 mètre. Il a aspect du neuf et on constate qu’il est encore l’objet de soins particuliers. C’est là que repose en effet le dernier Trú trì décédé, le prédecesseur du supérieur actuel. Ce mausolée a 4 étages de chapiteaux, don’t chaque face est décorée de caractères bouddhiques bleus se détachant sur un fond jaune; les soubassements sont inscrustés de porcelaine bleue. On lit sur la pierre tombale: “Fait le 2è mois de l’ année Mau than, 2è année de Duy Tan (1908) par les disciples respectueux du bonze Pham Minh, dit Tue Van, dit Tam Truyen, de la 41è génération de Lam Te, Tru tri de la pagode Bao Quoc et Tang cang de la pagode Dieu De. C’est ici que l’intelligence revient et se cache; c’est ici que l’intelligence est.”

Tombe No 15: On y lit: “Le bonze du nom, en haut: caractère Trí, en bas: caractère Hải[6], surnommé Han Chat, de la principale génération de Lam Te; fait le 8è jour, 8è mois, 27è année de Canh Hung (11 sept. 1766) par ses respectueux disciples Dao Tuc et autres.

Tombe No 16: Inscriptions détériorées et illisibles. Tombe de petites dimensions.

Tombe No 17: Ici repose une bonzesse Nguyen Thi Hai, du nom bouddhique Thanh Gian, dite Hoa Gia, du degré Sa-nhi. La tombe fut construite en la 8è année de Thanh Thai (1896). Elle mesure 2m,80. À côté, de la même enceinte, se trouve un petit tertre en maçonnerie de forme ovale sous lequel est enterrée la mère de cette bonzesse.

Tombe No 18: 2m,90 de haut. Inscription: “Tru tri de la pagode Bao Quoc, du nom des, en haut: caractère Thanh, en bas, caractère Gian, surnommé Tam Quang, de la 41è génération de Lâm Tế, fait le jour anniversaire de sa mort, le 30è du 1er mois, 8è année de Thanh Thai (13 mars 1896), par ses respectueux élèves.”

Tombe No 19: De taille imposante, 4m,50 de haut, six chapiteaux, elle a été construite sous Tu Duc (sans indication d’année), à la mémoire du Hoa thuong Quan Huy.

Revenons à la pagode.

Devant le bâtiment principal se trouve une terrasse bordée d’un petit mur ouvragé au milieu duquel s’élève, un peu en retrait, un ecran de form assez élégante surmonté du traditionnel bouton de lotus, et orné de trois grands caractères gothiques Phuc, Tho, Loc (Félicité, Longue vie, Richesse); le caractère du milieu se détache à jour dans la maçonnerie, les deux autres y sont incrustés en porcelaine bleue.

J’ai dit que l’aspect extérieur de la pagode n’offrait rien de particulier; j’ajouterai qu’il n’offre non plus rien de coquet. Les quatre colonnes qui supportent la vérandah extérieure sont couvertes de sentences parallèlles qui, sous le texte imagé don’t je donne ci-dessous traduction décrivent le paysage d’alentour.

‘Les eaux du Nord-Ouest s’ écoule vers la rivière parfumée pour s’y purifier’

‘Les eaux du Sud-Ouest, qui coulent sinueusement près de la rivière Nông, augmente la beauté de paysage’

‘La colline du Nord exact fait pendant à la colline Ham Long et toutes deux sont semblables en hauteur’

‘La chaine des collines sises au Nord axact regarde la colline de l’Ecran du Roi, et enjolive le site’

‘La fleur du flamboyant est en harmonie avec le rivage, et les nuages qui passent au-dessus de la pagode Bao Quoc pénètrent le coeur des bonzes’

‘Les souillures et poussières ne sauraient (ici) rien gâter, et la lune, en éclairant la pagode Ham Long, entr’ ouvre les régions bouddhiques’

‘Les yeux de bonzes, comme la lune, correspondent au coeur du Ciel’

‘Le son de la cloche élève le bruit des vagues vers les régions honorées’

‘Que des centaines et des milliers de cadeaux entourent le Bouddha Nhu Lai’

‘Que des centaines et des milliers de cadeaux admirent le Bouddha Tu Tai’

Dès le seuil du temple, nous nous rendons compte, du premier coup d’oeil, qu’il ne diffère pas des autres temples bouddhiques; ce sont les même statuettes, les même autels, disposés comme dans toutes les pagodes de quelque importance. On y revoit tout un aréopage de Bouddhas sur lesquels je me permettrai, plus loin, de rappeler quelques détails.

Sur le fronton qui domine la nef principale, est suspendu un beau panneau rectangulaire, à fond vert, rehaussé de bords à motifs rouge et or; on y lit, en caractères dorés, une inscription composée par Vo Vuong lui-même, en l’année 1747; les petits caractères en exergue et les reproductions de sceaux qui y figurent viennent nous l’affirmer.

  1. ‘Par ordonnance royale, appelée Pagode Bao Quoc’
  2. ‘Ecrit par le Roi Tu te Dao nhan[7]
  3. ‘Un jour faste du 2nd mois d’été de la 18è année de Canh Hung[8]

Dans le fond, à droite en entrant, sous la partie du toit qui forme encore vérandah intérieure, se trouve une cloche d’imposante grosseur. Les caractères qui y sont inscrits nous apprennent qu’elle fut fondue en douze jours, la 7è année de Gia Long (1808) sur l’ordre de la reine-mère, et qu’elle a 3 thuoc 5 tac de hauteur, 2 thuoc 8 phan de diamètre à la base, et qu’elle pèse 826 can. Elle est accrochée à une poutre de la charpentre, et, á côté d’elle, prend, ingénieusement suspendu par un trapéze de corde, le maillet qui la fait résonner. En outre des inscriptions rappelant le souvenir de sa marraine, la reine-mère, énonçant les préceptes de morale bouddhique ou émettant des souhaits, d’autres motifs encore viennent orner sa forme élégante de cloche sacrée. En haut, en grands caractères carrés, le nom des quatre saisons; en bas, tout autour de ses bords, les traits cabalistiques du Bat quai.

Le Bat quai, pour les rares lecteurs qui l’ignorent, est une figure symbolique qui, d’après la conception des philosophes orientaux, représente, par des combinaisons compliquées des traits, le principe mâle et le principe femâle de la matière. Cette figure, ou du moins, les huit figurent résultant des diverses combinaisons, ne servent aujourd’hui qu’au vulgaire sorcier pour conjurer le sort; aussi ne faut-il pas s’étonner de voir le Bat quai si fréquemment  reproduit dans les pagodes et dans les maisons particulières des indigènes, chez qui la suppersition tient, on le sait, une grande place.

La même vérandah abrite une pièce de bois, souche desséchée, racine ou loupe, de forme bizarre, don’t l’aspect général peut être comparé au squelette aplati d’un tronc humain; c’est d’ailleurs en raison de cette pièce a été placée dans la pagode, où elle est l’objet d’un culte. La croyance locale prétend qu’un habitant possédait cette pièce et n’y attachait pas grande importance, lorsqu’il fit un rêve où il reçut le conseil de la porter à la plus proche pagode, sous peine des plus grands malheurs pour lui. Il s’empressa d’obéir. Ceci se passait il y a 35 ans, paraît-il, et, depuis, la pagode n’a pas cessé de brûler de l’encens en l’honneur de ce débris d’arbre de forme quasi-humaine.

Au milieu du temple est installé le grand autel, disposé en gradins, où les nombreux représentants du culte bouddhique siègent, sans honte, à côté des représentants du culte taoïque[9].

En haut, dominant tout, le trio originel des Bouddhas de l’Inde, aux cheveux bouclés; les trois même divinités, en format plus réduit, siègent un degré plus bas. On apperçoit à côté d’elles la statuette dorée du Bouddha enfant (Thich ca), en la pose hiératique qui lui est propre, deux doigts de la main gauche dirigés vers le ciel, deux doigts de la main droite dirigés vers la terre. Sur ce même gradin du haut on a placé, un peu partout entre les autres, les divinités de petites dimensions, en marbre de Quang nam, en terre cuite ou en bronze; on y voit le joyeux Bouddha Dilac, don’t la grosse panse et le large sourire rappellent au croyant qu’il cache sous son manteau une outre où il enfouit les soucis humains; on y voit Quan Am, la déesse charitable, qui sait consoler les mortels, et Dia Tang, le protecteur des âmes des trépasées; il y a aussi Thi Kinh, la protectrice des enfants, et encore d’autres idoles moins connus.

Le deuxième gradin, celui du milieu, donne place à Ngoc Hoang, roi du ciel taoïque, coiffé de la tiare carrée; il est entouré de ses fidèles collaborateurs: Ho phap, chargé d’ éloigner les mauvais esprits; Ho phat qui secourt les âmes délaissées; Bac dau et Nam tao l’Etoile du Nord et l’Etoile du Sud. Deux tablettes en papier invitent les génies à prendre place dans la pagode; on voir figurer, sur l’une, les noms connus de Tho cong, génie du sol, de Ong tao, génie de la cuisine, de Thanh hoang, gardien du village, de Than nong, génie de l’agriculture, de Tinh tuyen Long vuong, génie des puits et des sources; l’autre tablette s’adresse aux génies des Etoiles.

En bas, sur le gradin de 1er plan, figure, à la place d’honneur, une tablette de bois plaqué rouge, recouverte de soie jaune, dédiée au roi régnant. Autour, plusieurs aquarelles encadrées représentent la déesse Quan Am, consolatrice des vivants ou le Bouddha Dia Tang, soutien des trépassés; ces quarelles sont enlevées de temps à autre et transportées là où les fidèles appellent les bonzes pour officier à quelque cérémonie rituelle; lorsqu’il s’agit d’assister un malade, c’est effigie de Quan Am que le bonze emporte; lorsqu’il s’agit de veiller un mort, c’est celle de Dia Tang. Toujours sur le même autel, remarquons le grand bol vieux bleu qui reçoit les baguettes d’encens; il parait digne de retenir l’attention des connaisseurs, les quatre grandes caractères bouddhiques A DI DA PHAT[10]; et les quatre bonzes en prière qui le décorent prouvent que ce vase a été fait spécialement pour l’usage des pagodes; la couleur du bleu, la forme des caractères, les bonzes auréolés, semblent dire qu’on est là en présence d’une pièce assez ancienne.

Remarquons aussi le Mo (crécelle) sonore, en bois de jacquier, figurant deux têtes grimaçantes de serpents dragons; avec le gong de cuivre placé à côté, il scande les invocations des bonzes au moment de la prière.

Dans la même salle que les autels que nous venons de décrire, se trouvent, dressés et à gauche contre les murs, des petits autels annexes:

  1. Les 18 Arhat, 9 à droite, 9 à gauche; ce sont les dix-huit apôtres du Bouddha; ils sont présentés chacun en la pose qui lui est propre.
  2. Les Thap vuong, 5 de chaque côté, souverains des enfers qui jugent et chatient selon les mérites ou les fautes de chacun; ils sont présentés en statuettes dorées, en costume de madarin, les yeux fixés sur la tablette-insigne qu’ils tiennent à la main.
  3. La Thien Mau, divinité féminine très vénérée dans la région de Hue[11]. Ici un petit tabernacle spécial enferme son effigie, en bois.
  4. Le fameux Quan Cong, héros de l’histoire chinoise, divinisé après sa mort; il est représenté avec une bonne figure encadrée d’une barbe noire qu’il caresse des doigts; à droite est son fils Quan Bing, à gauche son fidèle Chau Thuong. Le portrait de Quan Cong (appelé aussi Quan De, Quan Thanh), dessiné par un nommé Le Trat Duong, est déposé sur l’autel; c’est une lithogravure comme on en trouve beaucoup en Chine chez les marchands d’images religieuses. Ces images, comme d’ailleurs, toutes celles qui, déjà une première fois, ont été l’objet d’une culte quelconque, ne doivent jamais être détruites; si pour quelque raison, le culte qui leur est voué vient à cesser, elles doivent être dévotement déposées dans une pagode où elles sont conservées.
  5. Sous vitrine, une déesse à 18 bras qu’on appelle Ba Chuan De. Pourquoi a-t-elle autant de bras? On pourrait croire que nous sommes en présence de Ba Thien Thu, la déesse aux 1000 mains, rencontrée au Tonkin, ainsi appelée en raison de sa puissance qui lui permet d’atteindre partout et de pouvoir en conséquence exaucer toutes prières; cependant, les bonzes que j’interroge ne me donne pas cette explication. Les dix-huit La han, disent-ils, voulaient se présenter fraichement rasés dans le Nirvana bouddhique, où chacun, dans un pieux empressement, voulait entrer le premier; pour ne pas faire de jaloux, et permettre aux dix-huit fervents apôtres d’y pénétrer tous en même temps, Ba Chuan De n’hésita pas à se créer dix-huit mains, don’t elle se servit pour les raser tous à la fois. Chuan De n’est pas, m’explique-t-on, une divinité féminine; ce n’est qu’un Bouddha qui, souvent, prendre forme de femme.

Les nombreuses oriflammes taillées en lanières bariolées, pendues au platfond, sont des bannières bouddhiques; elles portent chacune le nom d’un Bouddha et sortent avec les bonzes chaque fois que ces derniers ont été mandés par un fidèle pour une cérémonie rituelle.

Derrière la salle principale que nous venons de parcourir, nous trouvons les autels dédiés, d’une part au culte des bonzes chefs et, d’autre part, à celui de la reine Hieu Khuong hoang hau, mère de l’empereur Gia Long, laquelle nous l’avons vu, fut la grande bienfaitrice de la pagode.

Les autels consacrés aux bonzes chefs supportent les Bai vi, tablettes rouges sculptées de motifs d’or, où figurent les noms des Hoa thuong et des Tru tri les plus méritants don’t la pagode a eu à s’enorgueillir; on y voit le portrait très expressif de l’un d’eux, le Supérieur Tam Tuyen, dit Tue Van, prédécesseur immédiat du Supérieur actuel; ce portrait, très finement dessiné, est l’oeuvre de M. Huong Cao, artiste déjà connu des lecteurs du Bulletin.

Outre les cinq objets rituels, vases, brûle-parfums et chandeliers, on apperçoit suspendus sur les côtés de la table-autel, divers ustensiles qu’on devine être les attributs des bonzes.

  1. Un bâton, le Tich truong, au bout duquel douze anneaux sont enchevêtrés dans une monture en étain; ces douze anneaux sont le symbole des douze commandements sacrés qui dictent le conduite des bonzes; le Hoa thuong, lorsqu’il explique les livres bouddhiques, doit tenir le Tich truong d’une main, tandis que son autre main tient une marmite et la cuiller de bois indiquent que les bonzes ne doivent se servir que des choses très ordinaires.
  2. Accroché au Tich truong, on voit le Nhu y, pièce en étain de 0m60 de long environ, genre de sceptre rituel que tient le maitre-bonze pendant les cérémonies.
  3. Le Phu phat, sorte d’époussette en crins, qui a la signification allégorique d’écarter toutes les poussières susceptibles de souiller; on retrouve cette époussette dans les cortégès royaux, où elle a, très probablement, la même signification abstraite.
  4. Le chapelet Kim Cang, don’t le serviteur de Bouddha s’astreint à compter indefiniment les grains pour ne pas se laisser distraire par les choses d’ici-bas.
  5. Enfin, dans les étuis de soie, les brevets de la pagode et la liste nomminative des bonzes énumérés par générations depuis le fondateur de la secte, Thich ca mau ni lui-même.

L’autel qui spécialement honore la mémoire de la reine, mère de Gia Long, grâce à laquelle la pagode put, après des années de disgrâce, reprend sa place du premier rang, est surmonté d’un grand paneau où, à côté du nom de ‘Pagode Thien Tho’, qui lui fut alors donné, figure le sceau au chiffre de la reine bienfaitrice avec la date: ‘un mois d’été de l’année Mau thin, 7 è de la période Gia Long’ (1808). Un petit trône doré, flanqué de deux parasoles jaunes, indique que l’encens qui brûle sur l’autel s’adresse à une altesse royale.

Deux vastes chambres servent de dormir aux bonzes, et une autre, garnie de tables et de fauteuils, sert de salle de réception; sur la droite, se tiennent la réfectoire, la cuisine et les dépendances.

Dans la salle de l’école des élèves-bonzes, on a installé un petit autel, en faveur des fidèles qui sont décédés sans postérités; pendant trois années leurs tablettes individuelles y sont chacune l’objet d’un culte particulier, puis au bout de ce délai, elles sont brûlées, et le nom de chaque défunt est alors transcrits sur les tablettes collectives déposées dans une autre salle, où se rend un culte général; dans cette même salle sont inscrits les noms des simples bonzes décédés sans titres particuliers.

Actuelement, la bonzerie affectée à la pagode Bao Quoc se compose d’un Tru tri (bonze chef) et de dix bonzes et novices; j’ai donné au cours des lignes qui précèdent quelques aperçus sur la vie de ces religieux; ce serait se laisser entrainer trop loin que d’essayer d’en dire davantage.

Avant de terminer cette étude, je tiens à attirer l’attention sur quelques motifs de décorations que le crayon habile du sympathique artiste M. A. Durier a relevés, çà et là, en divers endroits de la pagode, pour le Bulletin; on les trouvera disséminés dans le présent texte.

Enfin, n’oublions pas, en quittant la pagode, de saluer en passant le ‘Puits prohibé’, Gieng Ham Long, puits de la gueule du dragon, qui a donné son nom de la colline au bas de laquelle il a été foré; ce puits cache dans son fond une pièrre à forme de gueule de dragon, d’où jaillissait, raconte-t-on, une eau fraîche et limpide; cette eau était si pure qu’elle était exclusivement réservée à l’usage du Roi; aujourd’hui, le puits est laissé à la disposition des habitants, et l’eau qu’on en retire n’a plus rien de la limpidité qui, autrefois, la fit tant estimer.

Ajoutons quelques lignes en mémoire de M. Tran Viet Tho, le mandarin auquel on doit un exposé historique de la pagode. Il fut de son vivant, Doc hoc, Directeur de l’Ecole provincale de Quang Tri. Il avait 59 ans lorsque, malgré les supplications des hauts mandarins, de ses élèves et de sa famille, il demanda sa mise à la retraite et enbrassa la vie monastique; sa ferveur religieuse fut telle, qu’après s’être soumis pendant plusiers années à un ascétisme des plus rigoureux, il annonça un beau jour à sa femme et à ses enfants qu’il appartenait désormais au Bouddha et qu’il était prêt à lui faire le sacrifice de son corps; il mit alors lui-même le feu à la petite paillote dans laquelle il s’était retiré, s’assit avec sérénité au milieu du brasier, attisa tranquilement le foyer, et, un livre bouddhique en main, il se laissa stoïquement dévorer, peu à peu, par les flammes.

Ceci n’est pas une légende; la fin mystique de M. Tran Viet Tho fut connue de tous; les hautes personnalités de Hue, en tête desquelles furent L.L.E.E. Les ministres Truong Quang Dan, Nguyen Thuat, Cao Xuan Duc et Hoang Cao khai, honorènent le mort de leur visite. □

J. A. L.


[1] cette étude est surtout basée sur la notice manuscrite qui est conservée à la pagode.

[2] Đại Nam nhất thống chí, livre 2, folio 43

[3] Nguyen Phuc Khoat, connu sous le nom de Vo Vuong, grand père de Gia Long, né 1714, mort 1765.

[4] lors de l’invassion des Tay Son, toutes les pagodes des environs de Huế furent détruites, sauf cette de Báo Quốc don’t se servirent les rebelles.

[5] le nom de Thien Tho étant à ce moment-là réservé au tombeau de Gia Long, il importait que la pagode ne le conservât pas.

[6] c’est une forme de respect qui oblige à détailler ainsi le nom; on n’ose pas dire Tri Hai d’une seule émission de voix. On retrouve cette forme de respect lorsqu’il s’agit de désigner le nom rituel d’un roi; le caractère qui le represente étant prohibé et ne devant pas être prononcé, on tourne la difficulté en décomposant le caractère X à gauche, caractère Y à droite, en laissant ainsi le soin au lecteur ou à l’auditeur de reconstruire mentalement le caractère qu’on n’a pu exprimer.

[7] Nom de religion de Vo Vuong, seigneur de Hue.

[8] Empereur de la dynastie des Le, qui régnait à Hanoi. Les Nguyen de Hue, bien qu’indépendants, prenaient quandmême, dans leurs actes officiels, le chiffre de règne de l’Empereur tonkinois.

[9] Le fond de la religion annamite n’est qu’un mélange de Bouddhisme, de Taoisme et de Confucianisme; aussi est-il fréquent de voir mélangés dans une même pagode, les attributs des 3 doctrines pourtant si différentes à l’origine.

[10] ou Di Da, ou Amitâbha Bouddha.

[11] Cette déesse, La Mère célestre, est une divinité taoïste.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận