Đăng ký nhận bộ sách “ĐẠI LUẬN VỀ GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ” (phi lợi nhuận)


Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ

______

Bộ sách Lamrim Chenmo hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa (*). Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.

Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu săc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình minh định giá trị của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.

Một cách ngắn gọn, về mặt hình thức thì đây là một bộ giáo pháp cỡ lớn trình bày chi tiết về các phương tiện tu tập cũng như các tri kiến cơ bản từ đơn giản dễ tu học đến phức tạp vi diệu cho hành giả Đại thừa ở mọi mức căn cơ cũng như trình bày về toàn bộ tiến trình tu tập từ lúc chuẩn bị cho đến mức thiền quán để đạt mức tuệ giác thâm cao nhất của hàng Bồ-tát. Trong bộ sách, có khi Ngài đề cập một số chi tiết liên quan đến các kỳ năng tu tập Mật tông nhưng tuyệt đại đa số các phương pháp và các giáo huấn trình bày trong bộ sách đều là tổng quan, cụ thể và hoàn toàn khả thi cho tất cả mọi đối tượng nào với quyết tâm tu tập cao, có thể thuộc vào trong truyền thống Phật giáo bất kỳ, không bắt buộc là người tại gia hay xuất gia, dầu rằng, có nhiều chi tiết của bộ sách này dường như thích nghi và sâu sắc hơn cho các Phật tử xuất gia. Song, nhìn chung thì không có gì trở ngại cho một người tại gia tu tập các phương tiện được giảng giải miễn là áp dụng đúng theo các biệt huấn này. Bộ sách được chia làm ba quyển Thượng (tập 1), Trung (tập 2) và Hạ (tập 3).

Về nội dung:

Một cách tổng quát, song song với mức độ thực hành tiến bộ, Ngài Tsongkhapa nâng mức triết lý và kiến thức biện luận trình bày dần dần từ sơ đẳng dễ hiểu ở quyển thượng cho đến mức thâm diệu với rất nhiều tranh biện triết lý sâu sắc và miêu tả các trạng thái thiền định và tuệ trong quyển hạ. Thật sự sẽ rất khó cho một độc giả nếu các kiến giải vô cùng vi tế về tính Không và một số tri kiến về thực tại tối hậu (Chân Đế) lại được trình bày ngay từ những bước đầu hay diễn giải cho những người chưa đủ sức để quán chiếu chúng. Đây rõ ràng là dụng ý có tính sư phạm của tổ Tsongkhapa.

Trong quyển thượng, ngoài chương đầu tiên về tiểu sử ngài Atisa thì còn lại bao gồm các nội dung hay khái niệm rất cơ bản về mà một Phật tử khi bắt đầu tu học cần biết bao gồm các chuấn bị cho thầy và trò, luân hồi, duyên khởi, Tứ Diệu Đế và đạo pháp tu tập và v.v… Quyền 2 tập trung vào các chủ đề tu tập cho người có căn cơ cao hơn bao gồm các giáo pháp tu tập về lòng từ bi, bảy phép luyện tâm, phép hoán chuyển ngã-tha, phát tâm Bồ-đề, nhập môn vào sáu Ba-la-mật-đa và giải thích chi tiết về 4 Ba-la-mật-đa đầu. Quyển hạ đặc biệt nhấn mạnh vào tu tập định lực và tuệ giác tức là hai Ba-la-mật-đa cuối thông qua phương tiện thiền. Trong quyển hạ, ngài Tsongkhapa đưa ra nhiều lý giải chi tiết hay đúng hơn là các bác bỏ cụ thể của Trung Quán Cụ Duyên (hay Trung Quán Quy Mậu, skt. Prasangika) về luận điểm của các trường phái khác, qua đó cho thấy cách thức mà Trung Quán Cụ Duyên “chỉ ra” tánh Không hay về chân lý tối hậu.

(*) The Great Lam Rim. Choden Rinpoche. Truy cập: 07/01/2012. <http://www.lamrim.com/lamrim/>.

______

Trích “Lời Nói Đầu Của Bản Dịch Việt Ngữ”

______

Không cho phép sử dụng sách điện tử này dưới các hình thức đem lại lợi nhuận tài chánh riêng tư như buôn bán đổi chác cũng như không được tự ý chỉnh sửa hay thay đổi nội dung hay trích dịch bản dịch điện tử này với mục tiêu ra ngoài việc tu học mà không có giấy phép chuẩn thuận của nhóm dịch thuật Lamrim Lotsawas.

Mọi liên hệ xin liên lạc về người đại diện chịu trách nhiệm phát hành bản dịch điện tử:

Võ Quang Nhân
Email: Lang.dau@gmail.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

4 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhan Vo
Nhan Vo
1 năm trước

Tôi là Võ Quang Nhân, xin xác nhận có giao lại bản dịch cuối cùng cho bên tổ chức họ phát hành bất vụ lợi và xác nhận không có bất kỳ can dự nào trong nỗ lực này.
Tuy vậy tôi mong muốn nỗ lực này thành công vì nó hoàn hoàn toàn không thu lợi nhuận, đúng như tinh thần của đề án.
Do dó, xin đừng liên lạc riêng với tôi vì tôi không có trách vụ gì cho công cuộc này.

Kính chúc tỉnh thức an lạc

Tho Hoang
Tho Hoang
7 tháng trước

liễu nghĩa… chứ ko phải “liều” nghĩa

IMG_2587
Long Le
Long Le
2 tháng trước

Dạ xin phép cho hỏi về bộ sách này ạ. Mình có điền biểu mẫu Google mà chưa thấy thông tin gì ạ. Xin hỗ trợ giúp ạ. Mình cám ơn