Đại học Nālandā: Giải Mật Di Sản Trí Tuệ Cổ Điển và Nền Học Thuật Ưu Việt

Ngày 13 tháng 8 năm 2023
(Trò chuyện minh triết với Nhân Võ, Nhà nghiên cứu về Nālandā)

Mở đầu

Trong một cách riêng nào đó, vào cuối tháng 7 năm 2023, tổ chức IBH tìm biết được rằng tác giả bài đăng này đã bỏ ra khoảng hơn 10 năm để thu thập tài liệu, chọn lọc, nghiên cứu và soạn thảo thành hai tập của biên khảo lớn “Nālandā – Truyền thừa, Truyền nhân và Giáo pháp”, nên, cô Namita Kapoor, Lãnh đạo của tổ chức Indo Buddhist Heritage Forum đã yêu cầu cho phép thực hiện một cuộc phỏng vấn.

Tìm biết đây là tổ chức Phật giáo không phân biệt bộ phái, có mong ước giữ gìn và đề phục di sản Trí Huệ Phật Giáo Cổ Ấn -độ.  Làng Đậu đã chấp nhận đề nghị, và đã dành khoảng hơn 2 tuần lễ thời gian rảnh cho việc trình bày cho trả lời cho các câu hỏi. Toàn văn cuộc phỏng vấn được đăng tải bằng Anh ngữ tại đây https://ibhforum.org/nalanda-university-unraveling-the-legacy-of-ancient-wisdom-and-scholarly-excellence/.  Nay, xin chuyển dịch ra Việt ngữ. Trong bài dịch này một số lỗi chính tả của bài đăng tiếng Anh cũng đã được sửa lại cho đúng với nguyên ý.

Kính chia sẽ cùng giới độc giả Phật tử Việt Nam

Trước khi vào nội dung, để tiện cho đọc giả biết thêm về tổ chức Phật giáo này xin quý độc giả vào trang chính thức của IHB (Diễn Đàn Di Sản Phật Giáo Ấn-độ) tại ibhforum.org. Thông tin ngắn gọn về IBH là:

Diễn đàn IBH nhằm tôn vinh Phật giáo Ấn-độ và sự vinh quang bất diệt của nó…

Phật giáo là một truyền thống khởi nguồn hướng dẫn mọi người thụ hưởng cuộc sống theo cách có ý nghĩa hơn, dẫn đến viên mãn và yên bình nội tại. Tất cả đều đi theo con đường cơ bản và dạy những giáo lý đơn giản, hướng dẫn mọi người đạt được viên giác và tịch tĩnh giống như Đức Phật.

Diễn đàn IBH khám phá hình thức đích thực của Phật giáo được truyền bá ở Ấn-độ bởi nhiều nhà hiền triết và Bồ tát, bao gồm cả người sáng lập “Đức Phật Cồ-đàm”.

Ảnh: Tàn tích của Đại học Nālandā ở Bihar, Ấn-độ[1]

Nội Dung cuộc Phỏng Vấn

Hành Trình Nghiên Cứu

Vấn: Ông có thể chia sẻ động lực của mình đằng sau việc thực hiện nghiên cứu sâu rộng này về Đại học Nālandā không? Điều gì đã khiến ông quan tâm đến chủ đề này và mục tiêu chính của ông trong suốt quá trình thu thập dữ liệu kéo dài 10 năm là gì?[2]

Đáp:

Đây là một câu hỏi dài, không dễ, và bao gồm 3 ý: Động lực, điều gì dẫn đến mối quan tâm, và mục tiêu chính của nghiên cứu.

Vì câu hỏi liên quan đến những nhân duyên và sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời, nên tôi sẽ cố gắng mô tả nó theo cách giản lược nhất có thể.

Tôi sinh ra trong một gia đình Phật tử Việt Nam và lớn lên với nền tảng vững chãi trong Toán và Tin học. Vì vậy, với bất kỳ khái niệm mới nào xuất hiện rõ ràng trong tâm trí, thì thái độ ngờ vực và đặt vấn nghi liệu điều đó có đúng đắn hay không, thường xảy đến một cách tự nhiên.

Lần đầu tiên tôi biết đến thuật ngữ “Nālandā” khi tham dự buổi giảng dạy của Thánh Đức Đạt-lai Lạt-ma ở California (2006 -Thuyết giảng về bài tụng Xưng Tán Duyên Khởi của Tsongkhapa). Vào lúc đó, danh hiệu Nālandā chỉ vừa xuất hiện trong tâm trí tôi. Nó làm nảy sinh một câu hỏi bức xúc và phê phán: Tại sao cả đời tôi là Phật tử mà vẫn không hiểu biết gì về “học viện Nālandā”? Thời gian trôi đi, tôi được biết rằng hầu hết các Đạo sư Đại thừa vỹ đại cũng đã sống và làm việc ở đó; đặc biệt, một trong số họ là vị thầy yêu thích, Tam Tạng Huyền Trang (玄奘). Vài năm sau, ngay cả với rất nhiều thông tin có thể thu thập/tìm hiểu về học viện, nghi vấn của tôi về nó vẫn không hề giảm sút. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc toàn tâm toàn ý nghiên cứu về Nālandā chỉ được đưa ra sau một giấc mơ rất sống động và buồn bã (khoảng năm 2011-2012).

Trong một giấc mơ sống động đó, thấy mình khi trở về lại Nālandā cùng với một sư đệ trẻ thơ, sau một nhiệm vụ do thầy mình yêu cầu đi thực hiện đạo sự tại một ngôi chùa xa. Tôi đã nhìn thấy Nālandā bị hủy hoại hoàn toàn với tâm thái hoảng sợ tột độ. Tất cả những thứ mà tôi biết đều đã cháy đen; còn lại là vùng không gian khổng lồ với gạch vỡ, tường hư, bốc mùi hôi thối… Tôi đã khóc như một đứa trẻ mất mẹ. Cảm giác rất tự nhiên và mạnh mẽ như khi tôi đang vẫn đứng nơi đó. Hình ảnh trong giấc mơ sống động đến nỗi ngay cả khi tỉnh dậy sau cơn mê, cũng như là nhiều lần về sau, khi nghĩ lại những gì mình thấy trong giấc mơ, nước mắt  vẫn tuôn chảy và cảm xúc trở lại, như thể sự việc chỉ vừa mới xảy ra.

Đây là tác động tối hậu thôi thúc tôi tạm dừng công việc nghiên cứu khoa học trần tục của mình và lăn xả đến Ấn-độ, một xứ sở hoàn toàn xa lạ, trong 5 năm để tìm hiểu sự thật về Nālandā và cũng để hiểu sâu hơn về truyền thống Phật giáo bất kể có sự ngăn trở lớn từ mọi thành viên trong gia đình.

Một cách tóm lược, mục tiêu nghiên cứu của tôi là:

a. Để giải quyết các câu hỏi sâu thẳm trong lòng của tôi về Nālandā, bao gồm cả giấc mơ.

b. Như đã nói, không chỉ riêng tôi, mà nhiều Phật tử khác, cụ thể là người Việt Nam, không biết Nālandā là gì. Vì vậy, có vẻ như là một sai lầm nếu bạn nghiêm túc tìm hiểu Phật giáo Đại thừa nhưng không thực sự biết chánh sử của Phật giáo Đại thừa, hay không hiểu được những đạo lý mà bạn đang học và thực hành đến từ đâu và chúng được truyền đến bạn như thế nào.

c. Cũng giống như tất cả các Phật tử, mục tiêu của tôi trong cuộc sống là nhìn thấy tất cả chúng sinh có được chân hạnh phúc. Vì vậy, nếu việc làm đóng góp được một số thông tin hay dữ kiện hữu ích, có thể giúp cho người học Phật hiểu biết rằng những lời dạy mà họ đang theo chân thực và giá trị như thế nào, thì đây cũng là một nguyên nhân khiến tôi hạnh phúc cũng như là khởi nguồn cho sự cảm kích trân quý đối với các truyền thừa và các trường phái học thuật, và cả những nơi đã tàng chứa các giáo Pháp trong hàng ngàn năm.

d. Cuối cùng: Chúng ta định nghĩa thuật ngữ “Nālandā” như thế nào? Đối với tôi, đó không chỉ gói gọn trong khuôn viên một tu viện, vì làm như vậy sẽ thu hẹp yếu tố quan trọng nhất: Nālandā là trung tâm triết học Phật giáo chính ở Ấn-độ nói riêng và là trung tâm triết học lớn nhất trên thế giới cổ qua nhiều thế kỷ nói chung. Không chỉ tôn giáo, nó còn là trung tâm lớn của các trường phái về logic, nghệ thuật, và kiến trúc.

Chúng ta có thể qua đây chứng thật thêm như lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hoàn toàn đúng: Truyền thống Phật giáo Tây Tạng là truyền thống Nālandā (không hơn, không kém).
Xa hơn nữa, các truyền thống Phật giáo tại Trung hoa và một số quốc gia Đại thừa khác cũng là một dị bản thu nhỏ của Nālandā, mặc dù sau này các truyền thống đó có thể đã tự chuyển hóa sang các hình thái tương duyên với hoàn cảnh. Nhưng ít nhất là vào thời Huyền Trang (玄奘) và Nghĩa Tịnh (義淨)[3], nơi đó đã hoàn toàn tiếp thụ truyền thống Nālandā.

Phạm vi của biên khảo này không phải là để tìm ra những sự thật tuyệt đối về những gì đã xảy ra trong một thời gian dài hàng ngàn năm trước, mà là để miêu tả lại một bức tranh rõ ràng hơn về nơi được gọi là Nālandā và vai trò của nó trong Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa và các trường phái Mật tông của nó. Biên khảo cũng cho thấy nỗ lực cao nhất có thể để chỉ ra nguồn dữ liệu tiếp cận gần gũi nhất khả dĩ, được tìm thấy thông qua các  kinh luận, nghiên cứu, và bằng chứng khảo cổ.

Với tất cả những gì đã đề cập bên trên, việc trình bày các dẫn luận chứa đựng hai loại thông tin:

(1) Các sự kiện, bao gồm sự hình thành, phát triển và hủy diệt của Nālandā, các hoạt động của nó, mô tả cách các tăng đồ sống, học tập và tu tập, và cuối cùng là những triết lý, giáo lý và đạo pháp của Nālandā.

(2) Các thông tin được hiển lộ qua nhiều khía cạnh khác của Nālandā, nhưng chúng được tiềm ẩn trong các câu chuyện hoặc truyền thuyết. Những điều này rất quan trọng vì chúng có thể là các d các dấu chứng để chỉ ra những chi tiết vốn là là hình ảnh thực tế sống động của Nālandā. [4]

Phương Pháp Nghiên Cứu

Vấn: Chúng tôi hiểu rằng nghiên cứu của ông liên quan đến việc thu thập dữ liệu rộng rãi từ kinh điển Tây Tạng, Ấn-độ và Trung Hoa, cũng như các bằng chứng khảo cổ. Ông có thể làm sáng tỏ những phương pháp nghiên cứu mà ông đã sử dụng, thách thức ông gặp phải, và cách ông đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin thu thập được không?

Đáp:

Theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta có thể thu thập được những nguồn tri thức đáng tin cậy thông qua 3 dạng tri thức đúng – tức là các chánh tri – đó là: (1) Trực tiếp tri nhận, (2) Suy luận bằng tư duy logic/phản biện phù hợp, và (2) tri thức được chỉ dạy lại bởi những người đáng tin cậy (chẳng hạn như chính Đức Phật và các vị Bồ-tát xuất sắc đệ tử của Ngài). Vì vậy, hãy chọn điều này làm hướng dẫn chính. Chiến lược của tôi bao gồm ba giai đoạn: Thu thập dữ liệu, lọc lựa chúng, và truy chọn nội dung trình bày. Nhưng đâu là các hướng nguồn tốt và đáng tin cậy để thu thập dữ liệu liên quan đến hơn hàng ngàn năm lịch sử? [5]

a. Vì vậy, các nguồn và sự kiện đầu tiên phải là bằng chứng khảo cổ học vốn là nguồn bằng chứng trực tiếp. Chúng có thể đến từ: chính tại khu vực Nālandā, bất kỳ bằng chứng khảo cổ học liên quan nào khác có liên quan chặt chẽ đến Nālandā (chẳng hạn như Học viện Vikramaśila) và bất kỳ sự kiện nào khác được tìm thấy đề cập trực tiếp hoặc đề cập đến Nālandā và truyền thống của nó. Những thứ đó bao gồm những chứng vật ngày nay được tìm thấy trong các Bảo tàng lịch sử trên khắp thế giới (hoặc sách/tài liệu về chúng, chẳng hạn như các bản tin do cục khảo cổ học Ấn-độ phát hành, hoặc rất nhiều tạp chí khảo cổ học trong khu vực mà tôi có thể tìm thấy (dựa trên Google).

Một số chi tiết thêm vào: Lúc đầu, khi động não, tôi đã cố gắng truy cập tất cả dữ liệu, mà tôi có thể đọc lướt qua trong Mục lục của bất kỳ bài viết nào có từ “Nālandā”. Vì vậy, tách những thứ trên riêng một bên. Ngoài ra, cố gắng thu thập hình ảnh chứng cứ về những sự thật đó càng nhiều càng tốt, bao gồm cả việc trả phí hoặc mua phiên bản. (Đặc biệt là Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn-độ ở Delhi và bản thân các bảo vật ở Nāladā vốn đã được người viết viếng thăm đủ nhiều). Sự thật khảo cổ học luôn nằm trong Sự thật “Trực tiếp tri nhận”. Ngoài ra, nội dung của sự thật như các bia khắc, con dấu, biểu tượng, tượng và kiến ​​trúc có giá trị sự thật vô giá.

Con Dấu tìm thấy ở Nālandā[6]

b. Đây là nguồn tham khảo đúng đắn thông qua suy luận hợp lý: Chúng đến từ đâu? Ngay cả ba thư viện của Nālandā cũng bị cháy thành tro bụi, nhưng kinh điển được truyền lại vẫn được lưu giữ ở những nơi khác. Nó có thể chứa các đoạn ở truyện kể, truyền thuyết và các luận thuyết. Tuy nhiên, theo lời dạy về Tứ Pháp ấn của Đức Phật, chúng ta có thể nhận ra điều nào đúng, điều nào không. Chúng ta có thể áp dụng phép so sánh tương tự nghiêm ngặt, hoặc đánh giá nghiêm túc chánh ý để biết liệu một bản kinh luận có xác thực hay không. Phạm vi nghiên cứu của tôi KHÔNG phải là đưa ra một đánh giá đầy đủ nghiêm túc về các đối tượng chi tiết cụ thể, nhưng với các điểm chung, chúng ta có thể rút ra những kết luận quan trọng chính. Vì vậy, với điều này, tôi đã cố gắng tìm kiếm tất cả các câu kệ chánh văn từ các thánh thư liên quan hiện có. Hai nguồn tài liệu quan trọng và rộng lớn nhất được kế thừa của Nālandā là kinh điển Phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa. Bên cạnh đó, các lịch sử ghi chép về nhiều địa danh Phật giáo (và ngay cả từ ngôn ngữ Ba-tư cũng có thể góp phần phản chứng về việc Nālandā đã trút hơi thở cuối cùng như thế nào). Thật đáng buồn khi chính Ấn-độ không lưu giữ đầy đủ thông tin hoặc nguồn kinh sách về lịch sử của Nālandā, mặc dù có một số sự tái dựng đáng kể từ các nhà sử học) – Vì vậy, tất cả chúng ta đều biết các bộ đại tạng Kangyur và Tengyur ở Tây Tạng là nguồn bằng chứng rõ ràng nhất về kinh sách mà các chuyên gia nổi tiếng coi là thư viện phong phú nhất, được sao chép và chuyển dịch từ truyền thống Nālandā. Hơn nữa, những tài liệu viết bằng tiếng Hán như của Huyền Trang (một tăng đồ xuất sắc với hơn 6 năm ở Nālandā), Nghĩa Tịnh (11 năm học ở Nālandā), cũng như của các nhà sử học Tây Tạng như Tāranātha (ཏཱ་ར་ནཱ་ཐ ་), Bu-ston (བུ་སྟོན་རིན་ཆེན་གྲུབ་) và Gö Lotsawa (འགོས་ལོ་ཙཱ་བ་ག ཞོན་ནུ་དཔལ). Họ cùng nhau đóng góp cho sự kiến tạo lại một bức tranh tuyệt vời về Nālandā.

Ảnh một bản kinh Đại thừa được dịch lại từ tiếng Phạn truyền xuống bởi truyền thừa Nālandā[7].

Hơn nữa, nhiều nguồn thông tin nhỏ hơn nhiều có thể giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu về Nālandā, đặc biệt là những nguồn từ Kashmir, Đôn-hoàng, Mông-cổ, Nepal, và Bhutan.

Chúng ta có chấp nhận các thông tin về lịch sử là đáng tin cậy không (đặc biệt là các thông tin không chánh truyền)? Đầu tiên, chúng ta phải đảm bảo mục đích và động cơ của mỗi bài viết hoặc kinh sách được viết ra. Như thế nào và tại sao? Tác giả các bài viết hay luận giảng (nếu có) có cố gắng đạt được bất kỳ danh tiếng/tiền bạc/quyền lực cá nhân nào thông qua việc viết những tác phẩm như vậy không? Ngoài ra, câu hỏi quan trọng về đạo đức Phật giáo có thể giúp ích rất nhiều: liệu các tác giả có phải là Phật tử chân chính hay không? Cách hiểu những điều này sẽ làm cho tác phẩm của người đó trở nên đáng tin cậy hay không.

c. Những lời dạy của Đức Phật và người được đào tạo bởi Nālandā là một nguồn đáng tin cậy khác; Bên cạnh đó, những Đại Tạng, nói chung, là chứa nhiều thông tin đáng tin cậy. Chi tiết về công việc của các hiền giả tại Nālandā có thể đóng góp những sự kiện/dữ liệu khổng lồ giúp chúng ta xác minh hoặc chứng minh liệu các nguồn của tác giả sau này (chẳng hạn như các bản dịch bằng tiếng Anh và tiếng Đức về Nālandā) có đáng tin cậy hay không. Điều này đòi hỏi người dùng phải biết tiếng Tây Tạng hoặc tiếng Trung Hoa và cách tìm hiểu kỹ hàng ngàn kinh điển. Theo hướng này, tôi may mắn nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức Phật giáo khác nhau, đặc biệt là từ Tây Tạng và Đài Loan. Chúng tôi do nhu cầu truy vấn đến nguồn chánh văn trong các Đại Tạng Kinh-Luận, cũng đã phát triển một phần mềm cụ thể có thể mô phỏng công cụ UNIX grep hoặc Regex sử dụng cho ngôn ngữ Tây Tạng để tìm kiếm bất kỳ cụm từ cụ thể nào với nhiều thao tác như (AND, OR, XOR, NEAR, LENGTH và các toán tử khác hữu ích cho việc tìm kiếm trong các bộ đại tạng) Vì vậy, với nhiều câu nói, trích dẫn hoặc thậm chí đôi khi chính tả cuộc đối thoại sẽ được xác minh. [8] 

d. Dù sao, không ai có thể đảm bảo 100% bất kỳ thông tin lịch sử nào có thể chính xác hoặc có thể không chính xác trong vòng một nghìn năm trước. Đặc biệt nếu thông tin đó đến từ thời hệ thống chữ viết chưa phát triển đầy đủ như thời Đức Phật Thích-ca. Tuy nhiên, với một số cấp độ chấp nhận được, có thể rút ra một giải pháp từ tư duy logic và phê phán, các thông tin không chống lại nhau hoặc chống lại các điều kiện lịch sử không gian thời gian. Ngoài ra, với những điều trên, trường phái Phật giáo Ứng Thành (Prasangika) đã xác định một số cấp độ chặt chẽ về các chánh tri (ví dụ: mọi bằng chứng / nhận thức hợp lệ phải phù hợp với nguyên nhân và kết quả chính xác; nó cũng KHÔNG được mâu thuẫn với tất cả các nhận thức hợp lệ được chấp nhận đương thời,…) Đây là các công cụ tuyệt vời để loại bỏ thông tin khả dĩ, và tìm đến điều cần phải phù hợp hơn hoặc chính xác hơn. Vì vậy, nghiên cứu của tôi trình bày dữ liệu liên quan đến ba quan điểm: (1) sự thật có thể chứng minh, (2) thông tin chưa thể chứng minh (và chưa thể loại bỏ), nhưng nó có thể chứa đựng/ngụ ý những dữ liệu có thật quý giá, (3) Những câu chuyện huyền thoại có thể chứa đựng các giá trị về nhân văn, lịch sử, văn hóa, triết học, cách sống… Thông tin không khả thi và trái với lẽ thường, bị loại bỏ vì nó có thể không chứa bất kỳ thông tin nào có thể sử dụng được.

Cuối cùng, chúng ta nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các đặc trưng địa phương (ở đây là Magadha, dịch nghĩa: Trung thổ), văn hóa, phong tục, nền văn minh và thậm chí cả các tôn giáo khác trong thời kỳ xảy ra sự kiện đang được quan sát (Điều này đã nói ở trên: Không-thời-gian và nhân-quả). Tuy nhiên, với một người, chúng ta cũng phải biết người này đến từ đâu/khi nào/đến từ quốc gia nào, xuất thân/đẳng cấp nào, và giỏi về lĩnh vực nào (chỉ là một ví dụ đơn giản: với Vô Trước, nếu một số thông tin thu thập được nêu rằng ngài có thể có một số hoạt động không phù hợp với trường phái “Duy tâm” thì chắc hẳn là có gì đó không ổn với thông tin đó…)

e. Các Thách Thức Khó Khăn Đương Đầu:

i: Rất khó để lập một bản đồ chung về dòng thời gian lịch sử: Chữ viết và bằng chứng (có thể đọc qua đồng vị phóng xạ Carbon, nhưng không thể nói 100% đó là chu kỳ nào của lịch sử).

ii. Các câu truyện cổ được lưu giữ và được truyền khẩu một cách truyền thống. Vì vậy, công việc để thu xếp thành chuỗi khế hợp nhiều chi tiết trong kinh luận / dữ liệu để tái tạo lại trật tự bổ xung các chi tiết thường rất phức tạp.

iii. Thậm chí có các thông tin không khớp về cùng một người hoặc. Đáng chú ý, một người càng nổi tiếng thì càng có nhiều huyền thoại không phù hợp về ông ta. Trường hợp nổi tiếng nhất là Long Thụ.

iv. Quá ít thông tin: ngược lại, một số nhân vật Nālandā ít nổi tiếng hơn, cho dù họ có thể có đóng góp đáng kể cho nền học thuật Nālandā, thì ngược lại, thông tin về họ lại quá ít (ví dụ: trường hợp của Giải Thoát Quân và Sư-tử Hiền)

v. Nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về các chuyên ngành / khoa học khác nhau bao gồm: lịch sử, triết học Phật giáo và phi Phật giáo, logic, kỹ năng máy tính, xã hội và ngôn ngữ.

Tánh Chất Trọng Yếu của Nālandā

Vấn: Đại học Nālandā có tầm quan trọng lịch sử và văn hóa to lớn. Điều gì khiến Nālandā trở nên độc đáo và tại sao nó được coi là một kho tàng tri thức trong thế giới Phật giáo? Nó khác với các trung tâm học tập cổ xưa khác như thế nào?

Đáp:

Nói về đối tượng của chính Nālandā: Điều gì đã khiến Nālandā trở nên độc đáo?
Thật quá rõ về lịch sử hoạt động, chiều hướng, quy mô; những ảnh hưởng/tác động của nó đối với các tôn giáo khác, các quốc gia lân cận và thế giới, các trường phái triết học, trường phái logic, truyền thống tranh luận, sự từ ái bao dung với tha nhân, đạo đức , quy mô và tổ chức được trưởng dưỡng và thành công tại Nālandā;
Những học giả tích cực ở đó, cách họ sống và những gì đã xảy ra với họ, cách họ nghiên cứu, thực hành và truyền bá giáo lý của Đức Phật và điểm quan trọng cuối cùng: sự đóng góp mà các hiền giả Nālandā dành cho thế giới.

Tranh vẽ ngài Nguyệt Xứng một đại học giả Nālandā
Người có tầm ảnh hưởng rất lớn với Phật giáo Tây Tạng[9]


Ngoài ra, cách thức họ dẫn truyền thông điệp của mình và cách họ tương tác với các cộng đồng khác cùng với mối quan hệ với chính quyền địa phương hay các thể chế chính trị, cũng như là phương cách tồn tại như một mối liên kết không thể phá vỡ từ Đức Phật đến thế kỷ 11-12 (trong hàng ngàn năm), và cuối cùng là quy mô rộng lớn. Số lượng sinh viên không chỉ là Phật tử và Ấn-độ mà còn đến từ các quốc gia hay tôn giáo khác.
Những yếu tố trên chắc chắn xác định những đặc điểm độc đáo của Nālandā.

Điều đó cũng minh chứng rằng Nālandā là nguồn kho báu quan trọng nhất trong lịch sử thế giới. Hãy nhớ rằng những đại tạng kinh khổng lồ, hiện nay hầu như chỉ được tìm thấy ở Tây Tạng và Trung Hoa, v.v., được thừa hưởng trực tiếp từ Nālandā. Việc này cũng nên được công nhận là một di sản của Nālandā. Chúng bao gồm giá trị to lớn trong sự phát triển khoa học, kể cả triết học, y học, tâm lý học, logic, kiến trúc, nghệ thuật và thực hành Phật giáo. Vì vậy, những giá trị này cần được lưu ý để sử dụng lại, học lại và phát triển lại cho các ứng dụng trong tương lai.

Về các học viện cổ xưa khác: chủ yếu, biên khảo về Nālandā có một chương đề cập đến Học viện Vikramaśila, nhưng không phải để so sánh chúng mà để chỉ ra rằng học viện này là một bào đệ của Nālandā. [10]

Tầm Ảnh hưởng của Nālandā

Vấn. Đại học Nālandā thu hút các học giả và sinh viên từ nhiều vùng khác nhau. Ông có thể giải thích về tác động của nó đối với việc truyền bá giáo lý Phật giáo và sự đóng góp của nó đối với sự phát triển trí tuệ, triết học và tâm linh trong thời kỳ sơ khai của nó không?

Đáp

Tác động của Nālandā không thể được đề cập trong một danh sách ngắn gọn hoặc chỉ trong một văn bản phỏng vấn hạn chế này. Một vài trăm trang của các tiểu luận về Nālandā của tôi có chỉ ra câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, tôi có thể cố gắng gạch đầu dòng một vài tác động đáng kể.

a. Vai trò của Nālandā trong thế giới của Phật giáo Đại thừa là tối quan trọng – bao gồm ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với bất kỳ tông phái nào, bất kỳ trường phái triết thuyết nào, và bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống của tu sinh/hành giả như: học tập, nghi lễ, hành vi, đạo đức, kiến thức/giáo lý và thực hành.

b. Không chỉ với Phật giáo, học viện này còn có ảnh hưởng tác động đến chính Ấn-độ về văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Đặc biệt trong hầu hết các cơ chế, Phật giáo Nālandā là một trong những tôn giáo quan trọng được công nhận (trong những trường hợp như vậy, chính phủ/các vị vua cũng đã góp phần hỗ trợ to lớn cho việc truyền bá Phật giáo ra thế giới và Ấn Độ). Cũng qua lịch sử hoạt động, ngôi trường liên tục chuyển giao / truyền bá lòng từ bi và trí tuệ và cách thực hiện điều đó của Đức Phật và những người con của Ngài. Ảnh hưởng của văn hóa cũng có thể gây ra những thay đổi tích cực trong các tôn giáo khác. Có những lúc, nhiều bang ở Ấn Độ coi Phật giáo là tôn giáo chánh, và nó vẫn có một số ảnh hưởng đối với người dân Ấn Độ ngày nay (ví dụ như trong văn hóa bất bạo động của họ).

Thạch văn của vua Yaśōvarmadēva về việc cúng dương vật phẩm cho Nālandā[11]

c. Cùng một khối lượng giáo lý sự ảnh hưởng lớn cũng được tác động lên Tây Tạng, Trung Hoa, Indonesia, Nepal, Bhutan, Mông Cổ và sau đó là Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Nó vẫn có các tác động đáng kể đến các quốc gia đó ngày nay. Hiện giờ, Phật giáo là tôn giáo hòa bình nhất và lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, vai trò quan trọng của Nālandā chính là đã tạo ra những kết quả này.

Truyền Thống Giảng Dạy

Vấn. Nālandā nổi tiếng với những phương pháp sư phạm độc đáo. Ông có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về truyền thống giảng dạy theo sau tại Đại học Nālandā? Làm thế nào mà các giáo lý và thực hành tại Nālandā hình thành sự hiểu biết của học sinh về triết học Phật giáo và nuôi dưỡng sự tò mò trí tuệ?

Đáp:

Để có dữ liệu cho câu trả lời này, chúng tôi phải tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu, trong đó có bài viết của những vị sư sống trong học viện được đề cập ở câu hỏi 1, mô hình sinh hoạt, tu tập và tu tập truyền thống được truyền lại, vẫn còn đang được áp dụng ở một số nơi như là tại các quốc gia Phật giáo ngày nay, đặc biệt có Tây Tạng, Nepal và Bhutan. Bằng chứng quan trọng nhất có lẽ nên được tính từ Tây Tạng. Chúng ta có thể tìm hiểu chương trình giảng dạy hiện có trong cộng đồng các học viện Phật giáo này để xem những phương pháp sư phạm, nếu chúng vẫn tương hợp.

Vì vậy hoàn toàn phụ thuộc vào những mục đích đào tạo, theo đó sẽ có những phương pháp riêng phù hợp với lý luận, tư tưởng, triết lý đề ra/chứng minh cho mục tiêu đào tạo của nhà trường. Nên nhớ, những mục đích tu tập ấy xuất phát từ mục đích tối hậu của đạo Phật hay giáo lý của Đức Phật: Độ tất cả chúng sinh ra khỏi tình trạng bất tịnh, đầy khổ đau và vô minh (tức là không biết chân lý căn bản và thiển cận về thế giới/v.v. , và gây ra đủ loại man đề từ sự vô minh này), và lang thang trong thế giới luân hồi dẫn dắt cho đến trạng thái hoàn toàn hiểu biết về trí tuệ như là toàn tri, giải thoát khỏi mọi tình huống phiền não và tìm thấy một con đường cụ thể để thoát khỏi sự luân hồi.
Vì vậy, để thấy được một phương tiện thiện xảo hơn từ Nālandā, chúng ta phải thừa nhận rằng Phật giáo, (đặc biệt là truyền thống Nālandā), tất cả đều tuân theo quy luật Duyên khởi một cách độc nhất vô nhị, mà một phần của nó là quy luật nhân quả (mà khoa học và vật lý hiện đại chấp nhận là quy luật nhân quả như là luật phổ dụng) và cũng như bất kỳ quan điểm nào về trạng thái của hiện tượng hay thế giới, cũng phụ thuộc vào quan điểm cá nhân/con người xuất phát từ trạng thái tâm của họ, nghiệp lực tiềm tàng, kiến thức và các điều kiện của nó.

Vì vậy, với ý nghĩ đó, chúng ta có thể thử kiểm tra những phương pháp sư phạm gần gũi nhất của Nālandā là truyền thống vẫn còn được lưu giữ từ nhiều trường đại học Phật giáo Tây Tạng ngày nay (dù biết rằng có thể có một số khác biệt nhỏ so với bản gốc).

Ví dụ: Tại sao học sinh phải học Logic tranh luận ngay từ đầu? Tại sao chương trình học bắt đầu bằng việc học các định nghĩa về mọi hiện tượng, bao gồm màu sắc & hình dạng, điều gì đúng hay sai, con người và thế giới là gì, cho đến tâm trí và thuộc tính/trạng thái của chúng là gì? [12] Điều đó có giống với toán học hiện đại mà bất kỳ môn toán/khoa học nào cũng phải chấp nhận các tiên đề và nguyên tắc của nó không? (Chỉ có Phật giáo mới có thể trải qua một cấp độ thấp hơn nhiều, chạm sâu vào bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống). Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng, tất cả các câu hỏi nêu ra là để có thêm các thấu hiểu từ các phương pháp hiện tại. Tôi sẽ làm một ví dụ trong một chương trình đào tạo của Nālandā: Các môn học được liệt kê từ thấp đến cao, từ sinh viên năm đầu đến cuối (và đến cấp cuối cùng), từ dễ đến khó, từ môn đơn giản đến môn phức tạp nhất, rồi đến giai đoạn cuối cùng là sự đào tạo tu tập thực hành (các lý thuyết đã học). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bắt học sinh phải học tất cả mà chỉ khuyến khích học sinh mới tìm đến tu học. Ở mức thông minh cao, một học sinh có thể bỏ qua và nhảy lên một trình độ mà anh ta có thể đạt được đồng thời đảm bảo rằng anh ta phải vượt qua tất cả các kiểm tra (bằng cách tranh luận) từ các cấp độ thấp hơn để chắc chắn con đường của anh ta là đúng đắn. (Tại sao vậy?) [13]

a. Học tất cả các định nghĩa về thế giới vật chất và tinh thần, bao gồm các định nghĩa, định nghĩa, trạng thái, hành vi, tính chất và mối quan hệ giữa các thuật ngữ nếu có (chẳng hạn như phân lớp, đối lập, loại trừ, loại trừ lẫn nhau, bao gồm). Bộ môn này lấy từ các giáo pháp của A-tì-đạt-ma.

b. Sau đó, đào tạo về môn Logic được tiến hành. Môn này tương tự như một loại toán logic; tuy nhiên, nó được thêm vào một mức độ khác là đưa ra ví dụ cho từng loại phát biểu/định lý cơ bản vì Phật giáo KHÔNG nhắm mục tiêu lý thuyết thuần túy mà nhắm vào thế giới ứng dụng thực tế, đặc biệt là trong tranh luận, để tìm ra Chân lý/Giải thoát[14]. Với cách học này, học sinh sau này có khả năng phán đoán điều gì đúng sai, điều gì phù hợp và không phù hợp. Điều gì nên theo và không nên?

c. Toát yếu về triết học: Sau đó, sinh viên học hỏi về tất cả các trường phái triết học chính, kể cả Phật giáo và phi Phật giáo. Đặc biệt trong các trường phái Phật giáo, phần học này trình bày tất cả những vấn đề quan trọng và những ưu điểm của từng trường phái chính/phụ (tại sao?) Vì vậy mỗi người có thể thấy giáo lý của trường phái đó có phù hợp với khả năng riêng của mình để học tập và thực hành cho phù hợp và thích ứng hay không. Đối với mỗi trường phái quan trọng, việc giảng dạy bao gồm Định nghĩa, tiểu phái, từ nguyên, nguyên lý được tin tưởng và khẳng định, các thuật ngữ liên can, đạo pháp và thành quả của đạo pháp.

d. Sau đó, tu sinh phải dành một thời gian dài cho việc học Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prājñaparamita) . (Nếu bạn là người Ấn Độ, bạn nên biết ý nghĩa của chữ này). (Chương trình có thể kéo dài 4-6 năm) Học sinh phải học triết lý cấp cao, phức tạp, sâu sắc của trường phái Đại thừa trong giai đoạn này, đặc biệt là đạo pháp (Xin hãy tự hỏi tại sao và tìm câu trả lời thích hợp)

e. Việc giảng dạy chính và chủ đề khó khăn nhất là Trung đạo (Madhyamaka). Giáo lý chính đến từ Long Thụ và các học trò của ông.

f. Cuối cùng, tu sinh có thể được huấn luyện thực hành ở cấp độ Mật tông sâu/cao. Trong nhiều năm học tập, tu sinh đã học được nhiều nguyên tắc và nền tảng, cũng như đã tham gia vào việc tu tập thiền và thực hành tôn giáo. Bây giờ tu sinh chỉ học các cấp độ cao nhất. Sau đó, người đó có thể đến một nơi thanh vắng để thực hành thiền sâu hơn (thường là trong 3 năm) hoặc tham gia cùng một tu viện hoặc các tổ chức khác để tiếp tục cuộc sống.

g. Đồng thời, trong quá trình đào tạo chương trình sơ cấp: tất cả học sinh được đề nghị học thật giỏi 5 môn khoa học (chỉ có ở Nālandā và trên thế giới vào thời điểm đó) và học về đạo đức, thiền định và trí tuệ, được gói gọn trong Tam Tạng (Kinh, Luật, và Abhidharma)

Vì vậy để có thêm “hiểu biết sâu sắc”, mời các bạn đọc ý sau của Huyền Trang, được mô tả rút gọn dưới đây:

Học sinh học đạo đức, thiền định và trí tuệ, cách cư xử trong mối quan hệ với các bậc thầy và cả nội quy của trường, và tuân thủ luật pháp, theo chân Đức Phật. Tất cả đều phải học Kinh, Luật, và A-tì-đạt-ma; những thứ đó bằng tiếng Phạn, và tất cả học sinh thực hành bất bạo động.

Trong lịch sử lâu dài (Nālandā) của nó, không có tăng đồ nào tạo ra bất kỳ vết nhơ nào về đạo đức hay lối sống. Mỗi ngày, có khoảng 100 giáo lý trong đó các chủ đề khác nhau được thảo luận. Học sinh không bao giờ lãng phí thời gian và tham dự các lớp học có thể truyền cảm hứng/thích thú cho họ. Bất cứ khi nào có một cuộc nói chuyện trong các diễn đàn, phải có một giáo viên chuyên nghiệp về chủ đề bàn thảo. Các chủ đề chính bao gồm hetu vidyā (logic/luận lý học), śabdavidyā (Pháp Âm học), śilpa-sthāna-vidyā (kỹ năng học), citkitsā-vidyā (y học), mantra śāstra (thần chú học) và ādhyātmika-vidyā (nội tâm học). Các chủ đề khác cũng được học như sāṃkhya (số học), yoga (thiền học), nyāya (luật học), Sanskrit (Phạn ngữ), vyākaraṇa (văn phạm), jyotiṣa (thiên văn), kāvya (van chương), alaṃkāra (trang nghiêm), purāṇa (cổ học?), itihās (Bô-tát đạo?), dharma śāstra (Pháp Luận), và Tứ Vệ-đà và các nhánh phụ của chúng (Vedāṅga). Cụ thể, trong Phật giáo, có bốn trường phái chính vaibhāṣika (Đại Giải thuyết), sautrāntika (Linh Lượng), cittamātra (Duy Tâm) và Madhyamaka (Trung Quán).

Theo đó, toàn bộ chương trình có thể mất trung bình từ 17 đến 21 năm; Tại sao phải mất quá lâu? (Tuy nhiên với trường hợp của Huyền Trang, hình như chỉ cần học trong khoảng 6-7 năm; tại sao?)

Hãy nhớ rằng, trường dành cho các nhà Tăng ni Phật giáo và tất cả mọi người (không phân biệt đẳng cấp và tôn giáo). Học sinh có thể phải vượt qua một số bài kiểm tra đầu vào; tuy nhiên, đó là chỉ đề công nhận những học viên đủ tiêu chuẩn, phù hợp. Khả năng rộng mở của Nālandā cũng có thể được nhìn thấy qua chương trình đào tạo của nó.

Năm khoa học, logic, tranh luận, triết học, thực hành phù hợp / tương ứng với lý thuyết / trường phái, khoan dung với nhiều trường phái và thậm chí với những tư tưởng phi Phật giáo.

Tầm Nhìn Khác về Nālandā

Vấn: Là một nhà nghiên cứu tận tụy với Nālandā, ông nghĩ gì về những nỗ lực không ngừng nhằm hồi sinh Đại học Nālandā như một trung tâm nghiên cứu Phật giáo và học thuật xuất sắc? Ông hình dung tác động trong tương lai của nó đối với việc bảo tồn và phổ biến kiến thức Phật giáo như thế nào?

Đáp:

Tôi ước Đại học có thể được hồi sinh. Đã có nhiều trường hoặc tuyên bố lấy tên Nālandā, hoặc nói rằng họ đang thực hiện truyền thống của trường. Tuy nhiên, để đánh giá, ta nên xem xét một số điểm: Đầu tiên, bạn cần định nghĩa Nālandā là gì và truyền thống của nó; các mục tiêu bạn muốn đạt được là gì. Điều này cần được xác định rõ ràng và đầy đủ chi tiết. Hãy luôn nhớ rằng – Trí tuệ và Từ bi là điểm nhấn thực sự ở đây. Sau đó, bạn có thể vạch ra những gì cần thực hiện và những gì phải tránh.

Tôi không biết làn sóng xây dựng các Đại học Nālandā hiện nay đang diễn ra đến đâu. Nhưng dưới đây là một số trường hợp trong tâm trí của tôi – về những câu hỏi cần được giải quyết trước khi biết/bàn thêm:

1. Đó có phải là sự phản ánh “Nālandā truyền thống” trong chương trình học, và đào tạo, đặc biệt là mục tiêu cơ bản của Nālandā (ví dụ: trọng dụng tất cả những người – trong các ban bệ – có tấm lòng từ ái & những người đủ tư cách không phân biệt tầng lớp hay giai cấp đến với hạnh phúc và sự hài hòa thực sự?)

2. Các trường đại học có theo Phật giáo hay ít nhất coi triết học Phật giáo là một chuyên ngành quan trọng? (vui lòng tìm hiểu tại sao đây là một câu hỏi quan trọng)

3. Kế hoạch của trường có thể thực hiện thuận lợi như thế nào để có được quy mô khoa học và triết học cao như vậy, kiến thức sâu rộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực vững chắc của khoa học Phật giáo bao gồm logic, tâm lý học, điều trị tâm thần, tự nâng cao (bằng thiền tập) , triết học và thậm chí là nền tảng của khoa học hiện đại.

4. Ngoài ra, để phản ánh mục tiêu chính của Đức Phật trong việc giảng dạy các con đường: đạt đến mức độ cao nhất của Từ bi và Trí tuệ, bao gồm cả trí tuệ thế gian. Vì vậy con đường đào tạo của nhà trường phải đi theo con đường này: Một sinh viên không chỉ có trí tuệ cao nhất (nếu có) hay kiến thức chuyên môn mà còn phải có một trái tim nồng ấm và là một con người thực tế; là người có đạo đức tốt, có ý nghĩa và có lòng vị tha trong lối sống (Rèn luyện điều này như thế nào trong các chương trình học ở trường? Nói thật, tôi rất mong điểm này được thực hiện tốt!)

Nó KHÔNG đơn giản như nói vậy, vì trong các biên khảo của tôi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều trường đại học được cho là “Nālandā” đã thất bại!

Con Đường Phía Trước

Quý vị có thể phải khiêm cung & cẩn trọng học hỏi từ các trường hợp tốt và xấu để rút ra các bài học trước khi thực sự bắt đầu, bao gồm cả việc biết nguyên nhân và điều kiện để áp dụng bất kỳ kế hoạch nào và tránh thất bại từ các trường hợp khác.

Một trong những trường hợp tốt là các truyền thống vẫn còn tồn tại trong những trường Đại học Phật giáo, nhưng chúng ta cần biết nên làm gì và không nên làm gì vì có vẻ như các trường bạn đang xây dựng không dành riêng cho tăng ni.

Làm thế nào để truyền bá kiến thức nền tảng và lòng yêu mến / hay niềm hứng thú về Nālandā trong tất cả người dân Ấn Độ lần trước tiên và sau này trên thế giới. Tại sao vậy? Nếu không có kiến thức/tình yêu thực sự về Nālandā, bạn không bao giờ có thể nhận được sự hỗ trợ thực sự cần thiết! Câu hỏi phục vụ cho ai trước, rồi phục vụ cái gì đến sau.

Làm thế nào để thuyết phục và thu thập nguồn cảm hứng và sự quan tâm thực sự từ chính phủ và quốc tế. Lần này, tôi thấy rõ, nhưng cho tôi xin lỗi, với tôi nó đã thất bại vì trường học vận hành tốt. Tại sao? Ví dụ, một hội đồng lãnh đạo của trường đại học cần những người ra quyết định lớn, những người ít nhất phải biết đúng về Phật giáo và triết lý của nó (chưa nói đến các mức độ sâu sắc hơn). Thêm vào đó, những lời dạy của Đức Phật được tôn trọng và áp dụng như thế nào trong các hoạt động của nhà trường; điều này không có nghĩa là một học sinh phải nhận ra Đức Phật là ai. Tuy nhiên, Anh ấy / cô ấy phải biết mục đích của Đức Phật có nghĩa là gì và những gì / hoạt động của trường học để thể hiện mục tiêu đó (không phải là một cách khác để khuyến khích danh tiếng hoặc tiền bạc trước). Luôn “ghi nhớ” tiền tài hay danh vọng sẽ đến sau việc có giá trị cao trong chất lượng về đào tạo/giảng dạy, lý thuyết và thực hành, tính hiệu quả, và đặc biệt là đề cao sự hài hòa và đạo đức (chứ không phải chủ nghĩa duy vật).

Đầu tiên là phải có được những người lãnh đạo xuất sắc của trường vừa có lòng từ bi vừa có trí tuệ, sau đó là để thu hút những giáo viên có tâm xuất sắc đi theo. Hơn nữa, với sự thừa nhận Nālandā là gì từ mọi người xung quanh, nó sẽ phát triển và bền vững.

Người được phỏng vấn:
Nhan Vo
Khoa học gia máy tính
Chuyên gia về Đại học Lịch sử Nālandā
.


[1] Ảnh chụp tại khu vực khai quật khảo cổ Nālandā.

[2]Biên khảo tựa đề Nālandā – Truyền thừa, Truyền nhân, và Giáo pháp (Viết tắt: Biên Khảo Nālandā) hiện đã xuất bản hai phần tại nhà Hương Tich Việt Nam và đã có cho ấn tống phần I tại Hoa Kỳ (www.facebook.com/huongtichbooks).

[3]Huyền Trang và Nghĩa Tịnh là hai học giả uyên bác người Trung Hoa đã trực tiếp du hành đến tu học tại Nālandā trong nhiều năm. Khi về lại cố quốc, họ đã có nhiều đóng góp lớn cho Phật giáo tại đó cũng như là có các tác phẩm cung cấp nhiều dữ liệu lịch sử quan trọng về Nālandā. Đọc thêm chi tiết về các dữ liệu này phần I của Biên khảo Nālandā. Phần II của biên khảo có riêng 2 chương viết về tiểu sử của hai nhân quan trọng này.

[4] Các quan điểm của trình bày này hoàn toàn được thể hiện và minh họa chi tiết trong phần I của biên khảo.

[5] Để hiểu thấu đáo chi tiết về lập luận này, người đọc có thể học thêm các tác phẩm về Nhân Minh học, logic học Phật giáo, hay trực tiếp học các lớp sơ khởi về tagrig (རྟགས་རིགས།) trong Phật giáo Tây Tạng.

[6] Ảnh chụp tại Viện bảo tàng Nālandā thuộc khu vực khảo cổ Nālandā.

[7] Ảnh chụp tại Viện Văn Khố và Thư Viện Tây Tạng. Dharamsala Ấn-độ.

[8] Công cụ viết bằng ngôn ngữ C# khai thác trên Đại Tạng kinh Kangyur và Đại Tạng Luận Tengyur của Derge. Các học giả thấu hiểu Tạng ngữ muốn có và sử dụng nó trong việc nghiên cứu chánh văn xin liên lạc về lang.dau@gmail.com. Tùy duyên, người liên lạc có thể nhận được sự chia sẽ công cụ này hay không.

[9] Tranh thangka của Tenzin Cheojor chụp – thuộc văn phòng đại diện của Đức Dalai Lama, Dharamsala.

[10] Chương 7 phần I của biên khảo có trình bày các chi tiết về học viện này.

[11] Ảnh chụp tại viện bảo tàng Nālandā.

[12] Đây là phần học sơ yếu về A-tì-đạt-ma của phái Đại Giải Thuyết, sau này được ngài Thế Thân mở rộng và viết lại thành tác phẩm A-tì-đạt-ma Câu-Xá Luận cho Duy thức tông.

[13] Trường hợp đặc biệt rơi vào Huyền Trang, một tăng đồ Trung Hoa thông tuệ, được chính đương kim viện trưởng Nālandā lúc đó là Giới Hiền thu nhận làm đồ đệ, ông chỉ học trong thời gian rất ngắn (toàn bộ thời gian tại Nālandā là 6 năm) va ông được xem là đại học giả lớn của Nālandā thời đó. Xem thêm chi tiết trong phần I của biên khảo.

[14] Ở đây Phật giáo nhắm đến sự hiện hữu thật sự của các pháp theo Duyên khởi, cho nên khi nói đến 1 sự kiện, hay định nghĩa về một pháp nào đó thì cần nên chỉ ra sự kiện đó có hiện hữu thật sự qua ví dụ. Không hoàn toàn giống như các đối tượng được định nghĩa trong khoa toán học hiện đại – các đối tượng có thể là ảo hay không có trong thực tại.

Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu và đặt sách “NĀLANDĀ: TRUYỀN THỪA, TRUYỀN NHÂN và GIÁO PHÁP” tại đây.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận