ĐẠI CƯƠNG THIỀN QUÁN
“Mais si l’homme doit un jour parvenir à la proximité de l’Être, il lui faut d’abord apprendre à exister dans ce qui n’a pas de nom.” (Lettre sur l’humanisme).
“Nếu một ngày nào đó con người phải tiến sát đến bên Thực thể thì trước hết nó phải tập hiện hữu ở trong những gì vô danh vô tự.”
[Trích Phụ luận cuối sách, “Đạo thiền vô ngôn – Suy tư trên triết lý Im Lặng của Heidegger”]
Đọc lại sách sau gần 60 năm ra mắt độc giả, những lời chân thành mộc mạc của người thanh niên vừa chớm tuổi đôi mươi khi ấy vẫn cấp thiết và nóng hổi như mới nói gần đây và cho bây giờ: “Tuổi trẻ ham thích bê tha thì cứ bê tha đi, trác táng đến tận cùng cũng được, nhưng đừng quên những giờ yên lặng tư duy mà phản tĩnh. Làm sao mà buổi sáng chừng dăm phút, buổi tối chừng 15 phút yên lặng tập thiền, thế cũng là được.”
“Cứ gì phải lên hang sâu núi thẳm mới tu tập tham thiền. Chỉ cần một khoảnh đất nhỏ ta có thể đặt chân được là có thể khởi sự lắng trong tâm ý trong vài phút…”
Lần giở những trang sách xưa, để thấy người xưa vì sinh tử sự đại đã thao thức tu tập như thế nào, đã học và hành như thế nào trong cuộc sống, là mục đích của việc phục bản tập sách mỏng này, xin giới thiệu đọc giả.
ĐẠI CƯƠNG THIỀN QUÁN ấn phẩm đầu tay của tác giả Tuệ Sỹ, cố Đại lão HT. Thích Đôn Hậu viết Lời giới thiệu. Hương Tích và nxb Đà Nẵng tái bản lần đầu kể từ năm 1967.
Sách dày 156 trang – giá bìa 140.000đ.
Mục lục sách:
Lời phục bản
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
CHƯƠNG I. Ý NGHĨA
1/ Nghĩa của thiền:
2/ Giới – Định – Huệ
3/ Cấp bậc Thiền và giai tầng vũ trụ
4) Các loại Thiền.
CHƯƠNG II. CHỈ VÀ QUÁN
1. Ý nghĩa của Chỉ và Quán
2. Chỉ
3. Quán
4. Kết luận
CHƯƠNG III. CÁC ĐỀ TÀI THIỀN ĐỊNH
I. THẾ GIAN THIỀN
II. THẾ VÀ XUẤT THẾ THIỀN
III. ĐẶC BIỆT XUẤT THẾ THIỀN
CHƯƠNG IV. THIỀN BỆNH VÀ MA CHƯỚNG
I/ Thiền bệnh
II/ Ma chướng
PHẦN 2: THỰC HÀNH
CHƯƠNG I. CHUẨN BỊ TU TẬP
I. – Tu trì Giới-Định-Huệ
II – Dẹp bớt trần duyên
CHƯƠNG II. ĐIỀU HOÀ THÂN TÂM
1 – Điều hoà thân
2 – Điều hoà hơi thở
3- Điều hoà tâm
4- Thứ tự điều hoà
5- Sau khi xuất Thiền
CHƯƠNG III. CHÁNH TU LỤC DIỆU PHÁP MÔN
– SỔ:
– TÙY:
– CHỈ:
– QUÁN
– HOÀN
– TỊNH
Phụ Lục
* TINH THẦN THIỀN và truyền thống Phật–giáo
* ĐẠO-THIỀN VÔ-NGÔN
Chỉ Mục sách
– Đoạn trích từ sách –
“Lúc nào rảnh rang, ta nên tìm kinh tìm sách để học hỏi thêm giáo lý. Vì có 8 vạn 4 ngàn phiền não nên ta càng đọc càng ý thức về thân phận của mình nhiều hơn.
Vả lại, việc đọc sách ảnh hưởng đến tư tưởng mình trong một thời gian nhất định nào đó không phải là không có. Bởi vậy, ta phải lựa chọn hoàn cảnh thích hợp và thời gian thích hợp nên đọc những loại sách nào. Kể cả việc đọc sách truyện thế gian cũng vậy. Ta phải biết rằng mỗi lần ta thay đổi loại sách là mỗi lần tâm trí ta thay đổi. Vậy ta phải ý thức về sự thay đổi đó làm cho tinh thần ta được sáng suốt thêm lên. Những người ít đọc sách, lúc đọc loại này lúc đọc loại khác, không theo nhu cầu của trí óc mà theo sự thích thú nhất thời, thật sự thì thà đừng đọc sách còn hơn.
Phải biết mỗi lần ta đọc xong một quyển sách là tâm trạng ta một lần thay đổi, hoặc tiến bộ, hoặc thoái hóa. Đọc sách là giải trí, nhưng đúng ra, đọc sách là một nhu cầu cần thiết cho tinh thần và trí tuệ của ta, cũng như ăn uống là nhu cầu sinh sống của thân thể.”
TUỆ SỸ, Đại Cương Thiền Quán, 1967.
Sách hiện được tái bản bởi nhà Huongtich.
Đại cương thiền quán có bản bia cứng không ạ
Thưa chỉ có bìa mềm, xin xem tại link sau: https://sachtuesy.net/dai-cuong-thien-quan-tue-sy