Giai phẩm Người Đô Thị Tết Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của:
Văn nhân, nghệ sĩ, cây bút, nhà báo: Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Trần Thùy Mai, Bích Ngân, Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Ngọc Giao, Trần Văn Thủy, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đoàn Khắc Xuyên, Nguyễn Thế Thanh, Trần Trung Chính, Hạnh Viên, Phạm Công Luận, Phúc Tiến, Nguyễn Thị Hậu, Lê Ngọc Sơn, Huỳnh Trọng Khang, Trâm Anh, Lệ Thủy, Nguyễn Hàng Tình, Quốc Ngọc, Võ Tiến, Nguyễn Đình, Nguyễn Lê An, Phạm Anh Tuấn, Người Già Chuyện, Minh Hoàng, Thạch Thảo, Phạm An…
Chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu: GS-TS. Võ Đại Lược, GS-TS. Trần Ngọc Vương, GS. Trần Văn Thọ, GS-TS. Hoàng Đạo Kính, GS-BS. Nguyễn Chấn Hùng, GS-TS. Từ Thị Loan, Luật sư Trương Trọng Nghĩa, PGS-TS. Đỗ Lai Thúy, PGS-TS. Nguyễn Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, TS. Trương Văn Minh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên,…
Họa sĩ, nhiếp ảnh gia, tác giả ảnh: Nguyễn Á, Kim Duẩn, Quý Hòa, Lân Trần, Trần Việt Đức, Kiều Anh Dũng, Lưu Nguyễn, Lam Phong, Lê Sa Long, Giang Sơn Đông, Nguyễn Việt Thanh, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Thành Luy, Phạm Kim Liên, Hoàng Ngọc Hải, Huỳnh Mỹ Thuận, Huỳnh Thanh Giàu, Lý Phú Tại, Trần Minh Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Võ Hoàng Vy, Hoàng Hùng, Thạch Thảo, Lê Bích…
Giai phẩm Người Đô Thị Tết Giáp Thìn 2024 với các cụm chủ đề độc đáo:
THỜI KHẮC VIỆT: MỞ ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
– Chuyện ông Tư và những nẻo đường nguồn cội (Lệ Thủy)
– Việt Nam 2024: Thời cơ lớn, thách thức lớn, hy vọng lớn (Trương Trọng Nghĩa)
– Hội chứng nuối tiếc quá khứ (Tạ Duy Anh)
– “Chấn hưng” có là từ khóa của năm Rồng? (Nguyễn Thị Ngọc Hải)
– Âu lo mở đầu thế kỷ (Đoàn Khắc Xuyên)
– Thử nói về văn hóa dùng (Hoàng Đạo Kính)
– Nhóm thiện nguyện Chia sẻ – Sharing: “Có tìm là thấy, có đi là đến” (Nguyễn Thế Thanh)
– Tọa đàm mùa Xuân 2024: “Chấn hưng văn hóa: Bắt đầu từ đâu?” (Quốc Ngọc – Thạch Thảo). Với sự tham gia của: GS-TS. Trần Ngọc Vương, PGS-TS. Nguyễn Ngọc Thơ, TS. Trương Văn Minh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, GS-TS. Từ Thị Loan, PGS-TS. Đỗ Lai Thúy, TS. Nguyễn Sĩ Dũng.
NGƯỜI GIEO GIÁ TRỊ
– Tuệ Sỹ hương vị cô liêu (Đỗ Lai Thúy)
– Nhớ thơ Thầy đêm 30 Tết (Hạnh Viên)
– Hoàng Xuân Hãn – người đặt nền móng cho giáo dục và học thuật Việt Nam hiện đại (Nguyễn Ngọc Giao)
– Trần Nữ YênKhê: “Là nghệ sĩ, phải chọn con đường khó nhất” (Trâm Anh)
– Tôi viết Nếu đi hết biển (Trần Văn Thủy)
– Đinh Cường với bạn bè, quê hương và kỷ niệm (Phạm Công Luận)
– Nguyễn Trí: hành trình phi thường của một người viết (Nguyễn Phan Quế Mai)
– Thành Lộc & Hữu Châu: Đèn trời cùng thắp (Nguyễn Thị Minh Ngọc)
– Đào Chí Mạnh, giải thưởng Hòa bình Gusi 2023: Người mang đổi mới “xây” trường hạnh phúc (Minh Hoàng)
CHO THỜI GIAN TRỞ LẠI
– Có kiêng, có lành (Trần Thùy Mai)
– Đứng yên nhìn thời gian trôi (Đỗ Bích Thúy)
– Những mũi len chậm trong một thành phố chậm (Nguyễn Vĩnh Nguyên)
– Ngàn năm… bảo vật (Nguyễn Chấn Hùng)
– Bảy “kỳ quan” của chợ Bến Thành 110 tuổi (Phúc Tiến)
– Làng nghề Sài Gòn: một thuở vang danh (Nguyễn Thị Hậu)
CÕI MÁY TRONG ĐỜI NGƯỜI
– Robot Sophia, công dân người máy đầu tiên trên thế giới: “Đôi khi tôi con người hơn cả con người” (Nguyễn Lê An – Phạm Anh Tuấn)
– Tương lai của người máy (Võ Đại Lược)
– Phố thời AI (Lê Ngọc Sơn)
– Nỗi sợ hãi đến từ tương lai (Nguyễn Quang Thiều)
– Giai thoại không chỉ mình ta biết (Hồ Anh Thái)
– Điều luật tồn tại của trái tim con người (Huỳnh Trọng Khang)
– Ngắm nước (Nguyễn Ngọc Tư)
– Ngoảnh lại (Bích Ngân)
– Miền nghiêng lai láng (Võ Diệu Thanh)
– Nhớ lại những ngày chép thơ Đinh Hùng (Trần Văn Thọ)
– Hãy làm nông dân để “thấy” quê hương (Nguyễn Hàng Tình)
– Sơn, Hải tề tựu nhà ông Đồng Bằng (Trần Trung Chính)
– Doanh nhân Phùng Thị Thu Thủy: Từng bước đưa di sản áo dài Việt Nam vươn tầm thế giới (Phạm An)
– Đỉnh Bromo, nơi phàm – thiêng một cõi (Nguyễn Đình)
– Ồ con cá ồ! (Võ Tiến)
Cùng nhiều hình ảnh ấn tượng, lời chúc Tết và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp, tập đoàn danh tiếng, Giai phẩm Người Đô Thị Tết Giáp Thìn 2024 với giá bán 45.000 đồng/cuốn phát hành toàn quốc ngày 20.1.2024.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
ĐỌC THƠ THẦY ĐÊM 30 TẾT (*)
… Tôi nhìn căn chòi nhỏ bé, một góc chòi là cái bếp dưới đất luôn đỏ lửa, vừa sưởi ấm ban đêm vừa để thú hoang sợ không dám đến. Nhìn cái bếp, tôi biết ngay đây là chỗ thầy ngồi những đêm khuya lạnh gió
Ai biết mình tóc trắng
Vì yêu ngọn lửa tàn
Rừng khuya bên bếp lạnh
Ngồi đợi gió sang canh.
Biết tôi vừa đi cả ngày đường, thầy kêu tôi ngủ sớm. Nằm trên phản tôi nghe thầy giải nghĩa mấy câu Phật pháp cho em thanh niên, sau đó 2 thầy trò đánh cờ tướng. Tôi thiếp dần với tiếng pháo nổ lốp đốp từ xa, nghe rời rạc. Đêm đó tôi ngủ thật ngon, mơ màng với hình ảnh cái bếp lửa trong nhà, những hàng cà phơi nắng lụa…
Ta biết mi bọ rùa
Gặm nhắm tàn dãy bí
Ta vì đời thiệt hơn
Khổ nhọc mòn tâm trí
…
Ta biết mi là giun
Chui dưới tầng đất thắm
Ta vì đời thiệt hơn
Đêm nằm mơ tóc trắng.
Ba mươi tuổi, cái tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết, tự thấy mình có đủ tài năng cho những hoài bão lớn lao, đã phải gác lại hết, xa chùa lên rừng cuốc đất mưu sinh, hàng ngày cuốc đất trồng rau mà nghe như cuốc đất chôn vùi những ước mơ phụng sự của mình. Nên nói chuyện với giun dế mà lời u uẩn mấy tầng tâm sự.
Yêu em dâng cả ráng chiều thu
Em đốt tình yêu bằng hận thù
Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh
Giấc mơ không kín dãy song tù.
…
Đó là cái Tết mà, không hiểu sao, đến tận giờ tôi vẫn nhớ từng chi tiết. Tôi nhớ cái chòi tranh xiêu vẹo, nhớ cây Mai rừng bên suối, chỉ điểm chấm vài bông hoa mà kiêu kỳ sang trọng, lẻ loi giữa núi rừng như thách thức cả đại ngàn. Đó là cây Mai đẹp nhứt tôi từng thấy, nhìn nó tôi chợt hiểu vì sao Nguyễn Du nói ‘Mai cốt cách, tuyết tinh thần’.
Tôi thuộc lòng những bài thơ của thầy mà tôi ít khi đọc tới trong gần 50 năm qua. Gần 50 năm trôi qua, những người gắn liền với cái tết năm ấy không còn, chỉ còn tôi và những bài thơ thầy để lại. 50 năm nữa biết chúng có còn không?
Một trăm năm mưa nắng ra gì! Cánh phượng đỏ đầu hè, ai nhặt?
Những bài thơ này tôi sẽ không đọc không ngâm, mà ngày Tết tôi sẽ lật lại từng trang để nhìn chúng, như nhìn những người bạn, và chúng sẽ kể tôi nghe nhiều câu chuyện về thầy…
Xa rồi sóng bạc vỗ ghềnh cao
Suối nhỏ còn không? Đêm nhuộm màu
Một cõi Vĩnh hằng thu giọt nắng,
Nghe tình du tử chợt xôn xao.
———–
Hạnh Viên (Trích thơ Tuệ Sỹ, Giấc mơ Trường sơn)
(*) Bài đăng giai phẩm Người Đô Thị Tết Giáp Thìn 2024