trích:
Mochiyuki Shinkō 望月信亨 佛教大辭典
Thanh Trì dịch
Từ năm Taisho thứ 13, Đại tạng kinh được san hành dưới sự đô giám của hai nhân vật là Takakusu Junjiro 高楠 順次郎 và Watanabe Kaigyoku 渡辺海旭. Đại khái chia ra thành 31 bộ môn, gồm Kinh Luật Luận cùng với những chương sớ chủ yếu thuộc soạn thuật của Trung Quốc và Nhật Bản. Cụ thể,
(1) A-hàm bộ loại gồm 155 bộ (kinh) 390 quyển.
(2) Bổn Duyên bộ loại, 72 bộ 334 quyển.
(3) Bát-nhã bộ loại, 43 bộ 777 quyển.
(4) Pháp Hoa bộ loại, 17 bộ 60 quyển.
(5) Nghiêm bộ loại, 32 bộ 254 quyển.
(6) Bảo Tích bộ loại, 66 bọ 128 quyển.
(8) Đại Tập bộ loại, 28 bộ 184 quyển.
(9) Kinh Tập bộ loại, 451 bộ, 855 quyển.
(10) Mật giáo bộ loại, 618 bộ, 965 quyển.
(11) Luật bộ loại, 87 bộ, 516 quyển.
(12) bộ loại Thích Kinh Luận, 32 bộ, 208 quyển.
(13) Tỳ Đàm bộ loại, 28 bộ, 659 quyển.
(14) Trung Quán bộ loại, 15 bộ, 53 quyển.
(15) Du-già bộ loại, 49 bộ, 288 quyển.
(16) Luận Tập bộ loại, 66 bộ, 201 quyển.
(17) Kinh Sớ bộ loại, 101 bộ, 806 quyển.
(18) Luật Sớ bộ loại, 12 bộ, 58 quyển.
(19) Luận Sớ bộ loại, 35 bộ, 309 quyển.
(20) Chư Tông bộ loại, 189 bộ, 647 quyển.
(21) Sử Truyện bộ loại, 96 bộ, 565 quyển.
(22) Sự Vựng bộ loại, 18 bộ, 315 quyển.
(23) Ngoại Giáo bộ loại, 9 bộ, 12 quyển.
(24) Mục Lục bộ loại, 42 bộ, 155 quyển.
(25) Tục Kinh Sớ Bộ loại bộ, 83 bộ, 541 quyển.
(26) Tục Luật Sớ bộ loại, 3 bộ, 79 quyển.
(27) Tục Luận Sớ bộ loại, 48 bộ, 506 quyển.
(28) Tục Chư Tông bộ loại, 420 bộ, 1520 quyển.
(29) Tất Đàm bộ loại, 31 bộ, 62 quyển.
(30) Cổ Dật bộ loại, 135 bộ, 158 quyển.
(31) Nghi Tợ bộ loại, 57 bộ, 63 quyển.
Tổng cộng tất cả là 3053 bộ (kinh-luật-luận…), 11970 quyển.
Trong đó, từ bộ loại A-hàm thứ nhất đến bộ loại Luận Tập, 16 bộ loại, chủ yếu thu thập ba tạng Kinh Luật Luận.
Từ bộ loại Kinh Sớ thứ 17 đến bộ loại Mục Lục thứ 24 có 8 bộ loại, chủ yếu thu thập những tác phẩm được soạn thuật ở Trung Hoa.
Từ bộ loại Tục Kinh Sớ thứ 25 đến bộ loại Tất Đàm thứ 29, có 5 bộ loại, chủ yếu thu thập những tác phẩm được soạn thuật ở Nhật Bản.
Bộ loại Cổ Dật thứ 30 và bộ loại Nghi Tợ thứ 31 chủ yếu thu thập những kinh sách xuất thổ ở Đôn Hoàng mà trước nay chưa được lưu truyền.
Về hình thức, mỗi trang có 3 ô, chữ in số 5 kích cỡ 46, mỗi ô có 29 hàng, mỗi hàng có 17 chữ. Ở cuối mỗi trang có cước chú về những câu hay từ khác nhau trong các dị bản, cùng với những từ Sanskrit, Pāli của các từ tương đương Hán dịch v.v…
Theo thể thức Tây Âu thì có tất cả 85 tập; theo thể thức sách Nhật thì có 85 pho, mỗi pho 4 quyển, mỗi tập hay mỗi pho gồm khoảng chín trăm mấy mươi trang. Vào tháng 9 Taisho năm thứ 11 (1922), hội san hành Taisho Nhất Thiết Kinh được thành lập ở Tokyo, từ tháng 5 Taisho năm thứ 13 (1924) là san hành quyển thứ nhất, đến tháng 2 năm Chiêu hòa (Showa) thứ 7 (1932) là hoàn thành.
Trong đó, Tam Tạng kinh luật luận và một phần các soạn thuật của Trung Hoa là dựa vào bản Cao-lệ Tạng vốn được cất giữ ở chùa Zōjō (増上寺 Tăng Thượng tự) ở Tokyo, ngoài ra còn đối chiếu xem xét từ các bản như ba bản Tống Nguyên Minh cùng được cất giữ ở đó, hay Nhất Thiết Kinh bản Bắc Tống ngự vật của Cung Nội Sảnh Đồ Thư Liêu (宮内省図書寮 Kunaishō Zushoryō), Thiên Bình Cổ Tả Kinh ngự vật 天平古寫經御物 của Chánh Thương Viện Thánh Ngữ Tạng 正倉院聖語藏本, các kinh được khai quật ở Đôn Hoàng, cùng với các kinh chép tay cổ được lưu trữ bởi các chùa và các cá nhân của ta Nhật Bản.
Các bộ loại khác thuộc soạn thuật của Trung Hoa và soạn thuật của Nhật Bản chủ yếu là dựa vào các bản được viết bởi chính tác giả, hay cổ tả bản, hay cổ san bản v.v… bên cạnh đó còn đối chiếu xem xét từ các tả bản san bản khác. Và phần chủ yếu còn phụ kèm cả cách đọc, nỗ lực mong muốn cái hoàn bích. Và về phương pháp biên tập, cũng không sử dụng cách phân loại Kinh Luật Luận Đại Tiểu thừa vốn dựa vào Khai Nguyên Thích Giáo Lục Lược Xuất 開元釋教録畧出 như trước nay, hay cách biên thành theo Ngũ thời Phán giáo vốn dựa vào Duyệt Tạng Tri Tân (閲蔵知津 Etsuzōchishin)v.v… mà đưa ra một quan điểm riêng, bên cạnh đó, đã thêm vào nhiều những dật thư mà trước nay chưa được lưu truyền, ngoài ra còn đối chiếu giao thiệp với các bản Phạn hay bản Pāli hiện còn, nơi cước chú cho danh từ riêng, thuật ngữ, đà-la-ni v.v… mỗi mỗi đều có phụ ký nguyên ngữ tương đương, cho thấy dụng ý chu đáo và nhiều công lao ở đó.
Nếu so sánh nó với Súc Loát Đại Tạng Kinh (縮刷大蔵経) thì có gia tăng 1037 bộ loại 3436 quyển về số lượng đăng tải. Tuy nhiên, trong Súc Tạng thì có tỉnh lược không gom vào những kinh sách như: – Đại Minh Nhân Hiếu Thiên Hậu Mộng Cảm Phật Thuyết Đệ Nhất Hy Hữu Đại Công Đức Kinh 2 quyển, v.v. tất cả là 45 bộ loại, 675 quyển.
Do đó, cái mới biên vào trong tạng này là khoảng 1082 bộ loại, 4011 quyển. Ngoài ra còn có Chiêu Hoà Pháp Bảo Tổng Mục Lục 2 quyển, được san hành vào tháng 4 và tháng 8 Showa năm thứ 4 (1929), nơi quyển thứ nhất đó gồm có: Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Tổng Mục Lục, và Nhất Lãm, Khám, Mục Lục, v.v., tổng cộng là 18 bộ loại.
In trong Tập sách “Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam”, HĐHP, 2022