Tổng hợp bài giảng Phật học

đ a n g c ậ p n h ậ t

Giảng kinh

* Ý NGHĨA NGÀY VU LAN TRONG TRUYỀN THỐNG ĐẠI THỪA (Thích Nữ Trí Hải): Link

* Giảng Kinh Lăng Già (Tuệ Sỹ, cập nhật 07/9/2021): Link

* LỚP LUẬT TỲ-KHEO, NĂM 2002 (TUỆ SỸ): Link

* Giảng Nhập Trung Luận (Tuệ Sỹ, 2017): Link

* Luận Thành duy thức (TUỆ SỸ): Link

* Câu-xá luận (TUỆ SỸ):

* LỚP DUY THỨC (TÂM NHÃN):

Lớp Duy thức căn bản: Phần trả lời câu hỏi, thứ 7, ngày 3/7.

(07:51) Câu hỏi: Dạ thưa thầy, khi một người bắt đầu ra đi, tiền ngũ căn không còn, tiến trình tái sanh được dựa vào đâu?

Thì cái này là tiền ngũ thức, như nãy giờ thầy giảng cho đại chúng, tức là hoạt động trong chín điều kiện ví dụ nhãn thức nó có chín điều kiện, rồi nhĩ thức còn lại tám điều kiện và tỷ thiệt thân còn bảy điều kiện, thì trong điều kiện kiểu gì vẫn có căn, mình nên nhớ vậy, cho nên là thức nó y trên căn. Thì khi mà người chết, ngũ căn này cũng mất luôn tức cái cuối cùng là cái nghiệp thức nó đi thôi chứ còn căn nó hư rồi, mắt nó đâu có thể đụng đâu sẽ sử dụng. Ngoại trừ, ví dụ như nãy thầy nói là người mù thì căn của con mắt là nó hư chứ nhãn thức nó không có hư, thành ra là bắt đầu nó chia qua, nó phụ với nhĩ thức để làm việc, thành ra là cái thính giác của người mù là nghe mạnh hơn, nghe chuẩn, nghe nhiều, có khả năng là nghe bén nhạy hơn người mà sử dụng con mắt. Ví dụ như thầy nhìn thì thính giác của thầy vẫn nghe nhưng mà nghe không bằng người mù, tại vì cái người mù đó là người ta bị hư cái căn chứ không phải người ta hư cái nhãn thức, thành ra là nhãn thức đó nó có thể là nó phụ qua nhĩ thức nó làm việc, thành ra cái nhĩ thức của người đó là người ta làm việc sắc bén hơn cái người bình thường mà có cả mắt nhìn thấy.

Để ví dụ mình cho mình hiểu như vậy. Ở câu chuyện mà thầy thường hay kể cho đại chúng là ông Stephen Hawking mà bây giờ ổng mất rồi đó, người ta tôn vinh ổng là ngang với Newton, ổng viết ra nhiều tác phẩm về khoa học vũ trụ, những cái tác phẩm nổi tiếng như Lược sử thời gian. Khi ổng ngồi trên chiếc xe lăn, tay chân ổng không còn hoạt động nữa, miệng cũng không nói được luôn, chỉ còn ánh mắt nhìn. Nhưng mà người ta đẩy chiếc xe lăn của ổng ra đại chúng rồi bắt đầu nó phát ra những cái âm thanh mà ổng nói chuyện với đại chúng được. Hoặc là hằng ngày ổng ngồi trên chiếc xe lăn đó mà ổng vẫn viết sách được là vì sao? Là vì tay của ổng, căn nó bị hư chứ còn thức nó đâu có hư, rồi trong não cũng vậy, mắt ổng nhìn thấy nhưng mà thân, căn nó bị hư, thành ra thân bị quẹo, ngồi nằm trên xe lăn chứ thức nó đâu có hư, thành ra trong cái thức đang hoạt động của ổng vẫn suy nghĩ ra những cái câu viết được, thì những cái câu viết mà ổng suy nghĩ như vậy là bắt đầu nó tạo thành những cái tín hiệu hoặc là các con “chip” mà nó gõ trên màn hình ra những dòng văn để mà hằng ngày ổng vẫn ra sách được, cho đến khi ổng chết.

Thì khi mà thân của chúng ta mà chết thì căn nó mất, căn nó hư hoại, căn nó không còn nữa thì thức bắt đầu nó phải tìm cái giá đỡ vật lý mới thì nó sẽ đi, thì cuối cùng cái nghiệp thức nó đi. Tức A-lại-da nghiệp thức đó bắt đầu tạo thành, nó dẫn cái nghiệp của mình đi tái sanh. Cho nên tiền ngũ căn không còn thì tiến trình tái sanh là dựa vào đâu? Là dựa vào cái nghiệp thức của chúng ta, cái A-lại-da, cho nên cái A-lại-da là đi cuối cùng, thì lúc đó bắt đầu nó còn lại cái nghiệp thức, thì nghiệp thức đó là nó phải đi tìm cái năm uẩn mới để nó gá vào.

Lớp Duy thức căn bản: Chức năng hoạt động của thức thứ 6, ngày 11/08.
Thuật toán số, Chu Dịch… dưới góc nhìn Duy thức. (Bài giảng ngày thứ 7, 24/08, phần trả lời câu hỏi).
Sự khác biệt giữa định luật Newton, lực hấp dẫn với nghiệp và nhân quả Phật giáo
Chủ đề giảng: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” – công thức phá đổ tự ngã (08/9/2024)

* GIẢNG VỀ NGHIỆP (TUỆ SỸ): Link

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận