DIỄN VĂN
CỦA THƯỢNG TỌA VIỆN TRƯỞNG
ĐỌC TRONG DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2518
VÀ LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
Kính bạch Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo chứng minh,
Kính thưa ông Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên,
Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức,
Kính thưa Quí vị Quan khách và Thân hữu,
Kính thưa Quí vị Giáo sư,
Cùng toàn thể Anh Chị Em Sinh viên.
Kính thưa Quí vị,
Hôm nay là ngày Lễ PHẬT ĐẢN và cũng là ngày Lễ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH, chúng tôi xin kính lời tri ân Hòa thượng Viện trưởng đã đến chứng minh buổi lễ, kính lời cảm tạ Ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và Thanh niên đã đến chủ tọa và toàn thể Quí vị Quan khách, Thân hữu, Giáo sư và Sinh viên đã đến tham dự đông đảo lễ Kỷ niệm 10 năm Thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh này. Sự hiện diện của Quí vị đông đủ hôm nay chứng tỏ lòng ưu ái đặc biệt, sự lưu tâm tha thiết và sự hợp tác chân thành và liên tục của Quí vị đối với cơ sở giáo dục này, một cơ sởgiáo dục đã sinh trưởng trong chỉến tranh, lớn lên trong chỉến tranh và đã trưởng thành trong chiến tranh.
Mười năm đã qua, thật sự như trong nháy mắt, như bóng câu qua cửa sồ. Giữ chức vụ Viện trường từ 1964 đến nay 1974, tôi xin phép được trình bày cùng Quí vị những nguyên tắc lãnh đạo mà chúng tôi luôn luôn phải trung thành và tận lực bảo vệ để duy trì và phát triển cơ sởgiáo dục này, trong một hoàn cảnh Giáo hội và Quốc gia rất phức tạp, khó khăn và nhiều xáo trộn. Nếu gói ghém các kinh nghiệm trong 10 năm qua, chúng tôi cóthểnói Viện Đại Học Vạn Hạnh đã sống với sự thăng trầm chung của đất nước và của Giáo hội trong suốt 10 năm chinh chiến, đã san sẻ những vui buồn, vinh nhục của cả một Dân tộc và của cả một thế hệ Sinh viên khi bị chỉến tranh tàn phá Quê hương. Và sự phát triển của Viện Đại Học Vạn Hạnh cũng nói lên được sức chịu đựng phi thường, sự dẽo dai cao độ và kỹ lưỡng xây dựng một môi trường giáo dục đại học của những con người Việt nam, của những Nhân sĩ, Giáo sư và Sinh viên Việt nam trong một giai đoạn cực kỳ giao động và cực kỳ nguy hiểm từ năm 1964 đến năm 1974.
Khi nhận lãnh chức vụ Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh vào năm 1964, với trụ sở đặt tạm ở chùa Pháp Hội, với tiền thân là Viện Cao Đẳng Phật Học, chúng tôi ý thức được trách nhiệm số một của chúng tôi là gìn giữ cơ sở này là một cơ sở giáo dục, và cơ sởgiáo dục này là một cơ sở giáo dục Đại học, và Đại học này là một ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO. Chúng tôi nghĩ, mục tiêu của giáo dục nhắm đến những chuẩn đích dài hạn, có tánh cách miên trường, và quan hệ nhất, đào tạo và xây dựng một thế hệ mới cho đất nước, cho nhân loại. Giáo dục không phải chỉ trao truyền kiến thức khô đọng cằn cỗi, từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thế hệ Giáo sư qua đến thế hệ Sinh viên, mà phải là những cố gắng làm sống động những tư tưởng, làm bừng sáng những tâm tư, làm phát huy những kinh nghiệm, mà chính các thế hệ trước đã trả một giá rất đắt để thâu nhận được, và chính thế hệ giáo dục hiện tại cũng phải trả một giá rất đắt để trao truyền lại cho thế hệ Sinh viên hiện tại. Chúng tôi nói rất đắt, vì một Giáo sư biến thành một máy ghi âm và phát âm thời quá rẻ mạt, ai cũng mua được. Nhưng những Giáo sư làm sống lại những tình cảm, những ưu tư, những khắc khoải, những thao thức của thế hệ đàn anh rồi truyền trao lại cho khối óc, cho con tim của thế hệ đàn em hiện tại, rồi biến chúng thành những sức mạnh sống động, tác thành những nguồn giao cảm mãnh liệt giữa các thế hệ, thời thật là thiên nan vạn nan, và chỉ có những Giáo sư biệt tài, thâm hiểu sứ mạng của giáo dục, mới may ra có thể thực hiện nổi. Hơn nữa giáo dục đâu phải nhằm đào tạo những thế hệ làm thầy thông thầy phán để hầu hạ cho ngoại bang, cũng không phải để tác thành những đệ tử cuồng tín trung kiên cho ý thức hệ, cho độc tôn, cho giáo điều; giáo dục lại càng không phải là một trung tâm đào tạo những con người máy móc để phục vụ cho một thế giới máy móc. Giáo dục phải có sứ mệnh đào tạo những con người còn giữ được tình người Nhân loại trong cộng đồng Nhân loại, những con người Việt nam còn giữ được tình người Việt nam trong cộng đồng Việt nam, những con người Vạn hạnh còn giữ được tình người Vạn hạnh trong cộng đồng Vạn hạnh. Và chính những con người còn giữ được Tình Người này mới cóthể biến thành những động lực tốt đẹp xây dựng cho con người Nhân loại, cho con người Việt nam, cho con người Vạn hạnh.
Không những chúng tôi phải trung thành với lý tưởng giáo dục, chúng tôi còn phải tạo cho Viện Đại Học Vạn Hạnh trở thành một môi trường thật sự Đại học, trong ấy Giáo sư thoải mái giảng dạy, Sinh viên thoải mái học tập và Nhân viên thoải mái phục vụ. Một Giáo sư phải nể tình một chức sắc cho thêm điểm, một Sinh viên chỉ biết nhắm mắt tin thầy, tin sách, một Nhân viên bất nhã với Sinh viên, thế là đủ tiêu tan sự nghiệp Đại học. Một Giáo sư không nghiên cứu sáng tác, một Sinh viên không có chí cầu tiến, một Nhân viên Đại học trở thành một công chức thụ dộng, thế là môi trường Đại học đã bị phá sản ngay từ căn bản. Cho nên chúng tôi luôn luôn cố gắng làm thế nào để xây dựng một môi trường thật sự Đại học, cố gắng tạo thêm nhiều sinh hoạt giảng huấn và ngoài giảng huấn, để sự học hỏi bớt tánh cách từ chương, đểGiáo sư và Sinh viên sống với tình thầy trò huynh đệ, để tinh thần vô tư sáng tác được tôn trọng và thực hiện. Chúng tôi cũng hiểu, trong bối cảnh của một nước Việt nam chiến tranh và rối loạn xã hội, thật rất khó xây dựng được một môi trường thật sự Đại học. Nhưng Đại Học Vạn Hạnh với những cố gắng thầm lặng và khiêm tốn, luôn luôn muốn đóng góp một phần nào trong trách nhiệm chung xây dựng những môi trường thật sự Đại học. Một điểm mà chúng tôi cảm thấy may mắn và sung sướng là tinh thần và phương pháp Đại học không có gì mâu thuẫn với tinh thần và phương pháp Phật học. Và nhờ vậy trách nhiệm thứ ba của chúng tôi, xây dựng một ngôi trường Đại học trung thành và thấm nhuần Chánh pháp được dễ dàng và dễ thành tựu hơn nhiều. Đức Phật với lời khuyên các Hoàng tử Kalãma, không có nhắm mắt tin theo truyền thống, tin theo tin đồn, tin theo giáo điều, đề cao sự tìm hiểu cá nhân, sự nhận xét riêng biệt, sự kinh nghiệm bản thân để đánh giá sự vật. Thật là cả một thái độ cân nhắc, tìm hiểu vô tư và khách quan đúng với tinh thần Đại học. Đức Phật đã ví dụ Chánh pháp Ngài dạy giống như chiếc bè qua sông. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp. Thái độ cởi mở, giải thoát, không độc tôn, không cuồng tín này đã thổi một luồng không khí thoải mái nhẹ nhàng thanh thoát, vào những môi trường Đại học mà sự tự do cá nhân, sự tôn trọng các tư tưởng dị biệt được áp dụng. Khi bị các ngoại đạo cật vấn, có phải khi được hoàn toàn thanh tịnh, đức Phật thấy mọi vật đều là bất tịnh, đức Phật trả lời, khi Ngài đã thanh tịnh Ngài thấy mọi vật đều có thể thanh tịnh. Câu trả lời này đã nói lên hiệu năng và sứ mệnh của Giáo dục có thể hoán cải con người và hoàn cảnh, và đề cao cái nhìn đầy tin tưỏmg và tích cực của những nhà Giáo dục tin tưởng ở vạn năng của lý tưởng Giáo dục. Thiền học trong khung cảnh một Đại học đã trở thành một phương pháp giáo dục, điều hòa thân, điều hòa hơi thở, điều hòa tâm, để phát triển một cách thăng bằng và trọn vẹn cả 5 khía cạnh của một con người toàn diện: Thân thể, tình cảm, tính tình, tri thức và tâm linh. Khi đức Phật phủ nhận vai trò lãnh đạo Giáo hội của mình trong kinh Đại bát Niết bàn, và đề cao chính Chánh pháp (Dhamma), mới là bậc Đạo sư cho Giáo hội tương lai, đức Phật là vị Giáo chủ đầu tiên, nếu không phải là độc nhất đã đặt nặng tiêu chuẩn lãnh đạo trên cá nhân lãnh đạo, đã đề cao nguyên tắc lãnh đạo trên khả năng lãnh đạo. Hay nói một cách gần với Đại Học Vạn Hạnh hơn là tinh thần và phương pháp Đại học mới chính là tiêu chuẩn để thẩm định và đo lường giá trị của một cơ sở Đại học. Một vài nhận định trên cho chúng ta thấy tinh thần Đại học tự nhiên được nẩy nở và phát triển tốt đẹp trong một cơ sở giáo dục được thấm nhuần tinh thần và phương pháp Phật học.
Kính thưa Quí vị,
Một sự cố gắng liên tục và kiên trì nữa của chúng tôi trong suốt 10 năm có mặt của Viện Đại Học Vạn Hạnh là tinh thần xây dựng của một nhà Giáo dục, trong bối cảnh của một cuộc chiến tàn khốc, những phá hoại rối loạn cực kỳ nghiêm trọng và thường xuyên. Khi một Giáo sư ngoại quốc vào năm 1965 đặt chúng tôi câu hỏi sao can đảm xây dựng một đại học trong khi chỉến tranh tiếp diễn khốc liệt, chúng tôi đã trả lời: «Chiến tranh là tàn phá, Đại học là Xây dựng», và chúng tôi đã trung thành với câu châm ngôn này và cố gắng đóng vai trò xây dựng của một nhà Giáo dục, trong khi xung quanh, chỉến tranh phá hoại tiếp diễn không ngừng. Trước hết chúng tôi xây dựng cơ sở, xây dựng tòa lầu chính vào năm 1966, xây dựng tòa lầu Giáo dục vào năm 1970, xây dựng tòa lầu Trung tâm Ngôn ngữ vào năm 1971. Tiếp đến xây dựng các tiện nghi vật chất. Thư viện được khánh thành vào năm 1968, Sân thể thao vào năm 1969, Câu lạc bộ vào năm 1970, Trung tâm Sinh hoạt Sinh viên vào năm 1970, Giảng đường 18 do Tòa Đại sứ Đức bảo trợ vào năm 1968. Song song với những cố gắng xây dựng cơ sở và những tiện nghi vật chất, chúng tôi phải lo xây dựng các Phân khoa. Phân khoa Phật học và Văn học từ năm 1964, Trung tâm Ngôn ngữ từ năm 1966-1967, Phân khoa Khoa học Xã hội từ năm 1967-1968 và Phân khoa Giáo dục từ năm 1970-1971. Cao học Phật khoa từ năm 1971-1972 và Văn khoa 1971-1972, Cao học Khoa học Xã hội năm 1972-1973. Rồi chúng tôi phải xây dựng sĩ số sinh viên với con số 696 năm 1964, con số tăng dầnlên đến 2.150 năm 1969-1970 và năm nay 1974, sĩ số sinh viên có thể xem là đông nhất lên đến 4.451 Sinh viên. Nếu cộng thêm số học viên Trung tâm Ngôn ngữ, thì sĩ số lên đến 5.150 Sinh viên. Dầu trọng tâm số một của chúng tôi là sinh hoạt giảng huấn, chúng tôi cũng ý thức được tầm mức quan trọng của các sinh hoạt ngoài giảng huấn, nên chúng tôiđã thành lập Nha Sinh viên vụ vào năm 1970. Nha này có trách nhiệm tổ chức và khuyến khích các hoạt động Hướng dẫn, thể thao, Văn nghệ, Xã hội v..v… và nhờ vậy sinh hoạt của Viện đã trở thành rất linh động, rất đa diện, và chính những sinh hoạt này đều đóng vai trò giáo dục cho con người Sinh viên.
Chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm xã hội của Viện Đại Học Vạn Hạnh trong bối cảnh của một nước Việt nam bị chiến tranh và tai nạn tàn phá. Do vậy, Trung tâm An sinh và Phát triển Xã hội Viện Đại học Vạn Hạnh đã hoạt động tích cực để cứu giúp nạn nhân chiến cuộc, nạn nhân thiên tai bão lụt trong suốt 10 năm qua. Với sự quyên góp cá nhân, sự đóng góp của các Sinh viên và sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan OXFAM, Anh quốc, Viện đã quyên và Phân phát một số tiền trên Năm mươi hai triệu đồng (52.000.000$) để cứu trợ các nạn nhân chiến cuộc và thiên tai bão lụt. Bao giờ Sinh viên Viện Đại Học Vạn Hạnh cũng đi đầu trong những sinh hoạt cứu trợ và dân chúng toàn quốc biết đến Viện Đại Học Vạn Hạnh cũng nhờ rất nhiều vào các hoạt động xã hội này. Sự xây dựng cơ sở vật chất đã khó, nhưng khó hơn tất cả là sự xây dựng lòng tin tưởng cho Sinh viên, sự lạc quan yêu đời của tuổi trẻ và trách nhiệm xây dựng nước nhà sau này.
(Tòa soạn tự ý bỏ 9 dòng.)
Nhà Giáo dục chúng tôi quan niệm tuổi trẻ mất lòng tin thời không còn là tuổi trẻ, tuổi trẻ bi quan đầu hàng cũng không còn là tuổi trẻ. Tuổi trẻ chỉ biết phá hoại đạp đồ cũng không còn là tuổi trẻ. Cho nên chúng tôi tự nghĩ làm nhà giáo dục trong thời buổi chiến tranh không phải chỉ lo phần giảng huấn chương trinh là đủ, mà còn phải lo xây dựng lòng tin cho tuổi trẻ, xây dựng sự lạc quan cầu tiến của tuổi thanh niên, và xây dựng ý thức trách nhiệm kiến thiết nước nhà cho giới Sinh viên. Trong buổi Hội thảo Quốc tế về Hướng dẫn và Khải đạo họp tại Mễ tây cơ vào năm 1968 chúng tôi đã nói lên trách nhiệm hướng dẫn và xây dựng này của viện Đại Học Vạn Hạnh và chúng tôi được sự tán thưởng nồng nhiệt của toàn thể hội trường. Và Vị giáo sư người Pháp chủ tọa hôm ấy cảm ơn chúng tôi đã cho cả Hội trường một bài học tin tưởng, tin tưởng ở tinh tuần xây dựng miên trường của giáo dục, tin tưởng ở trách nhiệm xây dựng một cơ sở đại học trong thời chiến và tin tưởng ở khả năng xây dựng của tuổi trẻ cho tương lai đất nước.
Kinh nghiệm 10 năm qua cho chúngtôi thấy không gì khó khăn hơn và nguy hiểm hơn là đóng vai trò của một nhà giáo dục xây dựng trong giai đoạn từ năm 1964 đến 1974, trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt, trong khi tâm lý của con người Việt nam chỉ biết nghi kỵ và phá hoại, trong khi con người chỉ nghĩ đến cá nhân và phục vụ cho quyền lợi cá nhân. Dẫu chúng tôi chỉ thuần túy chuyên lo giáo dục rõ ràng như ban ngày, dẫu chúng tôi chỉ lo Xây dựng Đại Học Vạn Hạnh, không chỉ trích, phê bình một ai. Tuy vậy chúng tôi phải luôn luôn đối mặt với biết bao nhiêu phá hoại xuyên tạc, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Chúng tôi bị xuyên tạc là muốn lập Viện Hóa đạo thứ ba, muốn biến Đại Học Vạn Hạnh thành cơ sở tư hữu cá nhân. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe những nhà không biết gì giáo dục lại dạy chúng tôi làm giáo dục. Mỗi khi Sinh viên sắp ghi danh, thời thế nào cũng có một vài xáo trộn xẩy đến, tạo nên hình ảnh Vạn Hạnh luôn luôn có xáo trộn, để phụ huynh e ngại không dám cho con cháu ghi danh. Mỗi khi có Giáo sư nào muốn đến hợp tác với Đại Học Vạn Hạnh, thời thế nào cũng có một vài người bắn tiếng xuyên tạc cản trở. Mỗi khi có Cơ quan Văn hóa nào muốn giúp đỡ Viện Đại Học Vạn Hạnh thời có một số người sẵn sàng tổ chức những buổi tiệc để xuyên tạc ngăn chặn hảo ý. Thậm chí, một hồi nào, một quán cà phê đã được dựng lên để quy tụ một số sinh viên đập phá Vạn Hạnh, vì theo người chủ xưởng, Đại Học Vạn Hạnh là một cơ sở thối nát cần phải đập phá. Cho đến có một vài tờ báo chuyên đăng những tin tức có hại cho Viện Đại Học Vạn Hạnh. Đứng trước những kế hoạch tinh vi, do những cá nhân, những đoàn thể ở trong ở ngoài chủ xướng, hợp tác với một số sinh viên có cơ tâm hay bị mua chuộc, chúng tôi chỉ biết dùng lý tưởng của giáo dục để đối phó, chúng tôi chỉ biết xây dựng cho kỳ được một môi trường thật sự đại học để những Nhân sĩ thật sự tha thiết với giáo dục đến hợp tácvới chúng tôi và chúng tôi luôn luôn cố gắng làm cho Sinh viên ý thức được Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ sởgiáo dục của anh chị em và anh chị em có trách nhiệm tự đứng lên bảo vệ. Viện Đại Học Vạn Hạnh có thể nói là không có hậu thuẫn chính trị, khôngcó hậu thuẫn tài chánh, không có hậu thuẫn báo chí, nên chỉ biết nhẫn nại, khiêm tốn và kiên trì đóng vai trògiáo dục của mình. Và chính nhờ chúng tôi trung thành với lý tưởng giáo dục, chính nhờ thái độ dứt khoát và rõ ràng của chúng tôi trong lãnh vực giáo dục, chính nhờ những đóng góp rất thiết thực của Viện Đại Học Vạn Hạnh trong những năm qua trong lãnh vực giáo dục, mà Viện Đại Học Vạn Hạnh được sự ủng hộ và giúp đỡ của Giáo hội, của Bộ Giáo dục, được sự hợp tác của các nhà Giáo dục chân chánh, của các Giáo sư, các Sinh viên, các Đoàn thể Văn hóa, cùng đồng bào Phật tử trong và ngoài nước. Chính nhờ Giáo hội nhận định sáng suốt, biết kính trọng sự tự trị của Đại học về hành chánh và tài chánh, mà chúng tôi có đủ khả năng để duy trì và phát triển Viện Đại Học Vạn Hạnh. Cũng nhờ chúng tôi trung thành với lý tưởng giáo dục, tôn trọng những nguyên tắc căn bản của Bộ Giáo dục đề ra để nâng cao phầm chất và giá trị văn bằng đại học, mà Viện chúngtôiđã được ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và Thanh niên luôn luôn dành cho những ưu ái đặc biệt. Cũng nhờ chúng tôi đề cao lý tưởng đại học và có những đóng góp thiết thực cho nên đại học chung mà chúng tôi được một số Cơ quan trong và ngoài nước ủng hộ và giúp đỡ. Chính nhờ sự hợp tác chân thành và tận tụy của một số Giáo sư mà Viện luôn luôn có một đoàn thể Giáo sư thượng thặng và có uy tín để giảng dạy trong suốt 10 năm qua. Chính nhờ sự hưởng ứng và ủng hộ của tập thể Sinh viên, nên chính Sinh viên đã nhiều lần tự động đứng lên bảo vệ và duy trì cơ sở giáo dục Vạn Hạnh này. Đã nhiều lần trong quá khứ, đối với đa số Sinh viên trầm lặng gần như là thụ động, đa số trầm lặng ấy đã có những phản ứng kịp thời để đứng lên bảo vệ Viện Đại Học Vạn Hạnh này. Chúng tôicóthể nói, chúng tôi đã thành công một phần nào trong sự cố gắng đặt mối tương quan liên hệ giữa Viện và Sinh viên, và chính nhờ sự liên hệ tương quan ấy mà Viện được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
Kính thưa Quí vị,
Nhìn lại quá khứ với những thành tích thâu hoạch trong 10 năm qua, chúng tôi thấy rõ những trách nhiệm về những kế hoạch mà Viện Đại Học Vạn Hạnh cần phải gánh vác và thực hiện trong những năm sắp đến.
Viện Đại Học Vạn Hạnh ngoài trách nhiệm trau dồi kiến thức tổng quát, chuyên môn, chuyên nghiệp cho sinh viên như các Đại học khác trong nước, còn có trách nhiệm giúp Sinh viên phát triển con ngưòi toàn diện về cả 5 mặt, thân thể, tình cảm, tánh tình, trí thức và trí tuệ, để Sinh viên có đủ sức mạnh nội tâm, đủ sáng suốt lý trí, chống đỡ mọi cám dỗ ngoại cảnh, nuôi dưỡng sự trong sạch của tuổi trẻ, giữ vững tình người Nhân loại, và phục vụ cho những lý tưởng cao đẹp của Con Người.
Viện Đại Học Vạn Hạnh vẫn phải đóng vai trò phát huy nền Văn hóa Dân tộc, nêu cao những truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt nam, làm nhỏ bớt những khoảng ngăn cách giữa con người Việt nam, xây dựng tình người Việt nam, sự hòa giải dân tộc và hợp tác giữa những con người Việt nam.
Viện Đại Học Vạn Hạnh sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn nữa những sinh hoạt gỉảng huấn, và ngoài giảng huấn, để xây dựng sự liên hệ giữa những bài học lý thuyết với những bài học thực hành, giữa những hoạt động trong lớp, trong khuôn viên Viện với sự hoạt động ngoài Viện, ngoài đời. Và muốn vậy, chúng tôi dự định thành lập nhiều trung tâm để làm môi trường trung gian, làm nhịp cầu liên lạc nối liền Sinh viên vớicác hoạt động ngoài đời.
Chúng tôi cũng dự định tổ chức một số Phân khoa có tánh cách thực dụng để phục vụ những mục tiêu của Quốc gia và đáp ứng những nhu cầu của giới Sinh viên hiện tại, tùy theo khả năng nhân sự và tài chánh của chúng tôi.
Mặc dù đã có chương trình Học bổng, Quán cơm rẽ tiền để giúp đỡ Sinh viên, chúng tôi vẫn chưa thấy thỏa mãn vì chưa lập lên được những Cư xá cho Sinh viên để giúp đỡ Sinh viên có chỗ ăn ở rẻ tiền và đầy đủ tiện nghi cần thiết. Do vậy chúng tôi có dự định thành lập những Cư xá cho Sinh viên, nếu khả năng tài chánh và cơ sở cho phép.
Đây chỉ là những nét phác qua về một vài dự định cho hoạt động tương lai, và những chương trình tương lai này chỉ cóthể thực hiện được nếu chúng tôi vẫn được sự giúp đỡ và hợp tác quí báu của Quí vị. Chúng tôi mong rằng Giáo hội sẽ dành cho chúng tôi nhiều ưu ái hơn nữa đểchúngtôicóthể thực hiện được những mục tiêu Giáo dục mà Giáo hội đề cao. Chúng tôi mong ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và Thanh niên luôn luôn hỗ trợ cho chúng tôi trong những cố gắng Xây dựng một môi trường thật sự Đại học có lợi cho Quốc gia xứ sở, có lợi cho thế hệ Sinh viên. Chúng tôi hy vọng Quí vị Ân nhân và các Đoàn thể sẽ tiếp tục hỗ trợ cho chúng tôi trong những chương trình dự án liên quan đến sự phát triển Đại học. Chúng tôi mong ước vẫn được đón nhận nơi Quí vị Giáo sư sự hợp tác tốt đẹp trong nhiệm vụ giảng huấn, nghiên cứu, sáng tác, để xây dựng một môi trường thật sự Đại học cho Viện Đại Học Vạn Hạnh. Chúng tôi mong rằng trong những năm sắp tới, Hội Bảo trợ Viện Đại Học Vạn Hạnh sẽ gánh vác giúp chúng tôi trách nhiệm bảo trì xây cất cơ sở, phát triển tài chánh, để chúng tôi thuần túy lo việc giảng huấn và thực hiện các mục tiêu giáodục. Chúng tôiđặt tin tưởng nơi Hội Ái hữu Cựu Sinh viên Vạn Hạnh sẽ hậu thuẫn chúng tôiđể thực hiện các dự án giáo dục cần thiết và giúp đỡ các tân Sinh viên Tốt nghiệp khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi anh chị em Sinh viên hiện tại của Viện Đại Học Vạn Hạnh, với hy vong anh chị em sẽ làm chói sống, bừng sáng Viện Đại học này với tuổi trẻ trong sạch của anh chị em, với chí cầu tiến, học hỏi không ngừng của anh chị em, nhất là với tình người nhân loại, tình người Việt nam, tình người Vạn Hạnh đang được nẩy nở phát triển nơi mỗi cá nhân tốt đẹp của từng anh chị em.
Kính thưa Quí vị,
Trong giờ phút thiêng liêng của Đại lễ Phật Đản, trong không khí trang nghiêm của lễ Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Viện Đại IIọc Vạn Hạnh này, chúng tôi xin được phép nói lên đây lời tri ân chân thành nhất của chúng tôi đối với Giáo hội đối với Bộ Giáo dục, đối vớicác Đoàn thể, đối vớicác cá nhân trực tiếp hay gián tiếp đã đóng góp cho sự trưởng thành củẳ Viện Đại Học Vạn Hạnh này trong suốt 10 năm qua. Trong suốt 10 năm hoạt động lể dĩ nhiên khó lòng tránh khỏi những va chạm, những chống đối, những hiểu lầm, chúng tôi xin chân thành sám hối tất cả những điều gì bất như ý đãxảy ra giữa Quí vị và chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng rằng tất cả Quí vị sẽ vì tương lai của thế hệ trẻ Việt nam mà tiếp tục dành cho Viện Đại Học Vạn Hạnh này sự họp tác và giúp đỡ quí báu của Quí vị đểchúng ta cùng nhau thực hiện cho kỳ được những nguyên tắc chỉ đạo và những đường hướng giáo dục mà Viện Đại Học Vạn Hạnh đã đề cao và nguyện phục vụ.
Kính thưa Quí vị,
Đứng trước sức mạnh của vũ khí và của vật dục, đứng trước những áp lực tinh vi về chính trị và kinh tế, đứng trước những sức mạnh cuồng tín của đảng phái, và ý thức hệ và sống trong những rối loạn xã hội thường xuyên, các nhà giáo dục chúng ta nhiều khi cảm thấy bất lực và vô vọng. Đó như là thân phận của những nhà giáo dục thuần túy trong bối cảnh của một quốc gia bị xáo trộn bởi chiến tranh. Nhưng kinh nghiệm trong 10 năm của Viện Đại Học Vạn Hạnh vẫn cho phép chúng ta được khiêm tốn hãnh diện và tin tưởng. Chúng ta hãnh diện vìchúng ta vẫn có thể đóng vai trò của một nhà giáo dục bất khuất trong bất cứ hoàn cảnh nào nếu chúng ta có thành tín và can đảm. Chúng ta có quyền hãnh diện vì giá trị của nhữpg Tư tưởng, của những sáng tác Văn hóa, Khoa học, Mỹ thuật mà chúng ta có trách nhiệm truyền trao và phổ biến luôn luôn vẫn có giá trị và sức mạnh miên trường. Chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào thế hệ «Hậu sanh khả úy» mà chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn và xây dựng, thế hệ này có thể làm được những gì đáng làm cho con người Việt nam, cho Quốc gia Việt nam, cho nền Giáo dục Việt nam. Trong niềm tin tưởng ấy, chúng tôi xin phép được nói lên một lần nữa lòng tri ân chân thành nhất của chúng tôi đối với tất cả Quí vị và các Đoàn thể đã trực tiếp hay gián tiếp đóng góp vào sự duy trì và phát triển của Viện Đại Học Vạn Hạnh trong suốt 10 năm qua.
Xin trân trọng kính chào Quí vị.
Tỷ Kheo THÍCH MINH CHÂU
Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh
________
Trích: Tạp chí Tư tưởng số 2 -1974