Chương 4. Vượt ra ngoài biểu tượng và ngôn ngữ

Chương 4
Vượt ra ngoài biểu tượng và ngôn ngữ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ thiện chí của hội đồng tinh thần Baha’i quốc gia Việt Nam. Thiện chí đã được thể hiện liên tục từ bảy năm nay và mỗi năm nói lên một sắc thái mà hội đồng tinh tấn Baha’i quốc gia Việt Nam đã cố gắng đóng góp vào công cuộc xây dựng tinh thần nhất trí của đời sống tâm linh nhân loại.Sắc thái đặc biệt trong ngày họp mặt năm nay là ý niệm về “Công Bình”, một ý niệm quan trọng và có ý nghĩa rất sâu sắc và rộng rãi, chẳng những có ý nghĩa phong phú trong đời sống tôn giáo mà lại là ý nghĩa quyết định đời sống xã hội con người, nhất là xã hội của nước Việt Nam hiện nay. Công bình là cửa ngõ đi vào đời sống toàn diện của con người; và quan trọng nhất và đáng để ý nhất, công bình chính là cữa ngỏ để đi vào đời sống tâm linh, cữa ngỏ để đi vào chân lý tâm linh mà chữ Ba tư gọi là “Bab”; chữ “Bab” có nghĩa là cửa ngõ, cổng đi vào, lối vào: chữ Bab cũng là tên vị tiên tri mở đường cho vị sáng lập đạo Baha’i; vị tiên tri mở đường ấy được gọi là “Bab” là vị được coi như là cữa ngỏ để đi vào Chân Lý Tâm Linh, hơn ai hết, chính những vị tiên tri và sáng lập đạo Baha’i đã chịu đựng hết mọi bất công tàn nhẫn trong suốt thời hành đạo; đấng Bab và đấng Baha’i “Alah” đã bị giam cầm, hành hạ, tù đầy, chịu đựng tất cả những hình thức bất công của một xã hội đơng thời, chỉ vì mọt tôi duy nhất là muốn mở cửa ngõ đưa con người đến Chân Lý tâm linh; do đó, ngày hôm nay, hội đồng tinh thần Baha’i lựa chọn đề tài “Công Bình” để làm chủ đề cho “Ngày Tôn Giáo Hoàn Cầu” thì thật là một việc làm có ý nghĩa vô cùng.Lần lượt chúng tôi xin trình bày một số cảm tưởng của chúng tôi về ý nghĩa của chủ đề hôm nay. Chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của chúng tôi về tôn giáo, rồi đến quan niệm về công bình và sau cùng xin trình bày nhận thức của Phật Giáo đối với công bình như thế nào.tất cả chúng ta đều đồng ý rằng ” Chỉ có tôn giáo mới xây dựng được công bình thế giới”; điều này, không ai có thể phủ nhận được, nhưng một sự kiện đáng buồn là mọi người có thể đồng ý nhau trong tuyên ngôn, nhưng về nội dung của tuyên ngôn thì mỗi người lại hiểu theo quan niệm riêng của mình, và mỗi quan niệm đều bị quy định trong thái độ nhận thức của riêng mình đối với đời sống và con người. Do đó, chúng ta có thể đồng ý nhau về hình thức của tuyên ngôn; nhưng muốn cho sự đồng ý ấy có căn bản rõ rệt và sâu sắc, chúng ta phải xác định lại nội dung của tuyên ngôn: chính nội dung ý nghĩa của ngôn từ mói làm cho cảm thông sâu sắc hơn và ” Ngày Tôn Giáo Hoàn Cầu” hôm nay mới mang ý nghĩa thâm trầm xứng đáng. Riêng về phần chúng tôi, đứng trên cương vị của một tu sĩ đạo phật, chúng tôi sẽ cố gắng xác định nội dung ý nghĩa về chủ đề hôm nay trong giới hạn của mình.Trước hết chúng ta phải tìm hiểu nội dung ý nghĩa của Tôn Giáo. Riêng đối với ý nghĩa của tôn giáo chúng ta cũng đã thấy rằng cần phải đem đến sự công bình cho ý nghĩa của danh từ này vì trong tình trạng sinh hoạt tôn giáo hiện nay, chúng ta đã nhận thấy rằng mọi người đều không công bình với nhau ngay trong nhận thức về ý nghĩa của danh từ tôn giáo. Sự tương quan giữa một hệ thống xã hội và một hệ thống tin ngưỡng chưa được người ta minh định rõ ràng; đồng thời, người ta cũng vẫn chưa giải thích rõ ràng về sự tác động của công ước xã hội trên thái độ nhận thức của cá nhân trước thực tại, chẳng hạn như ngôn ngữ và biểu tượng; ngôn ngữ và biểu tượng chính là hai yếu tố quan trọng quyết định hệ thống công ước xã hội, đồng thời qui định thái độ nhận thức của cá nhân trước thực tại. Tôi là người theo đạo Phật; người khác theo đạo Chúa, nghĩa là theo ngôn ngữ và biểu tượng của đạo Chúa; và người thứ ba theo đạo Hồi, theo ngôn ngữ và biểu tượng của đạo Hồi, mỗi người đều có một hệ thống ngôn ngữ, một hệ thống biểu tượng riêng, không ai giống ai, do đó mới xảy ra hiện tượng xung đột giữa hệ thống này với hệ thống kia, vì người theo hệ thống A thì cho rằng hệ thống mình đúng, còn hệ thống B sai và cố gắng thuyết phục kẻ khác theo mình, khi người khác không theo thì xảy ra hiện tượng mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp ấy là sự bất công, sự chà đạp tự do, phá hủy công bình giữa con người; nạn nhân cụ thể nhất của hậu quả này là những vị sáng lập đạo Baha’i, chẳng hạn như đấng Bab đã bị nhốt tù và bị hành hình vì ngài đã đi ngược lại đạo Hồi chính thống, và bị những người theo Hồi giáo hành quyết, rồi kế đó, nạn nhân cụ thể tiếp theo là vị sáng lập đạo Baha’i, tức là đấng Baha’u’llah, ngài bị nhốt tù tại Teheran vào năm 1852 và sau bị lưu đày vì ngài không chấp nhận hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng của Hồi giáo đương thời.Thế là chúng ta đã thấy rằng vấn đề ngôn ngữ và biểu tượng là một vấn đề quan trọng: hiểu được sự tác động của ngôn ngữ và biểu tượng trong đời sống con người là bước đầu đi vào giải phóng con người để đạt tới công bình thế giới. Mỗi một tôn giáo đều có một hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng đặc thù của mình; không có tôn giáo nào giống tôn giáo nào trong thái độ toàn diện trước ngôn ngữ và biểu tượng tôn giáo mình. Chính thái độ toàn diện của con người trước hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng của mình mới quyết định ý nghĩa của tôn giáo và ý nghĩa của công bình. Khi chúng ta nói rằng ” Chỉ Tôn giáo mới xây dựng công bình thế giới” nhưng ngay trong chính lãnh vực của tôn giáo, ngay trong chính sinh hoạt của những tôn giáo, thực sự đã có công bình giữa những tôn giáo chưa? Sự thực bi đát là hiện nay tín ngưỡng chia rẽ con người nhiều nhất, chính tôn giáo (tạm gọi là tôn giáo) đã là nguyên nhân cho sự bất công ở đời này; không có tôn giáo nào không nói đến đoàn kết, không có tôn giáo nào không nói đến tình thương, không có tôn giáo nào không nói đến công bình, nhưng thực sự thì như thế nào? Bên ngoài, chúng ta có thể cùng nhau đứng chung với nhau để tuyên bố rằng ” Chỉ có tôn giáo mới xây dựng công bình thế giới”, nhưng bên trong thâm sâu vô thức, chúng ta lại chỉ muốn nói rằng ” Chỉ có tôn giáo của tôi mới xây dựng được công bình thế giới”. Đó là sự thật! Chúng ta phải dám can đảm nhìn thẳng vào sự thật phủ phàng này. Chúng ta không dám nhìn vào sự thật ấy có nghĩa là tự phủ nhận mình, tự bỏ những gì từ lâu làm thành bản thân tâm lý của mình, những phản ứng thường xuyên của mình trước cuộc đời qua những định thức của hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng quen thuộc của mình. Con người bị nô lệ vào hệ thống ngôn ngữ và biểu tưởng và chỉ có thể nhìn đời qua  hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng ấy. Nhà bác ngữ học Ben-jamin lee whorf đã xác nhận rằng chính cơ cấu của ngôn ngữ (structure of lan-guage), tức là dụng cụ tư tưởng của con người, chính cơ cấu ngôn ngữ ấy đã quyết định quan điểm của con người về cơ cấu thực tại. Cơ cấu ngôn ngữ của Do Thái, Hy Lạp và La Tinh đã quyết định cơ cấu nhận thức của con người thực tại tối cao của Thiên Chúa Giáo; cơ cấu ngôn ngữ của Á Rập và Ba Tư đã quy định nhận thức của con người về thực tại tiên tri cảu Hội giáo; cũng như cơ ngôn ngữ của Pali và Sanskrit đã quyết định cơ cấu nhận thức của con người về thực tính. Mỗi một cơ cấu ngôn ngữ giữ một vai trò; tùy vào giá trị mà ta đặt vai trò của cơ cấu hệ thống ngôn ngữ biểu tượng mà ý nghĩa của tôn giáo sẽ biến thể trong những thái độ phức tạp của từng cá nhân. Không có sự công bình trong việc sử dụng những hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng trong những tôn giáo và chính vì có sự chênh lệch trong việc sử dụng ngôn ngữ và biểu tượng đã cắt nghĩa sự mâu thuẫn xung đột giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, khi tôn giáo này cho rằng biểu tượng ngôn ngữ là cứu cánh và tôn giáo kia cho rằng biểu tượng ngôn ngữ chỉ là phương tiện; tôn giáo được hiểu như cứu cánh của hệ thống biểu tượng ngôn ngữ và tôn giáo được hiểu như phương tiện của hệ thống ngôn ngữ, đó là hai phương diện khác nhau về tôn giáo và chính sự khác nhau ấy đã xác định nhận thức của con người và tôn giáo, đồng thời nói lên sự bất công bình đối với một ý niệm tôn giáo nền tảng hay nền tảng của bản chất về tôn giáo.Nền tảng của tôn giáo là gì? Tất nhiên là đức tin, không có đức tin không không có tôn giáo, bất cứ bất cứ tôn giáo nào cũng được xây dựng trên đức tin; nếu chúng ta học triết lý, chúng ta cũng thấy Kant ta đã xác nhận nhiều lần nhiều lần như vậy ( Như trong Crilique de la raisaison pralique, 344c-349b, 345c-d, 347b-c), cũng như hegel cũng xác nhận như thế ( trong Philosophie de l’Histoire, Intro, 196d-107b; Phần IV, 349b 350 a), những vị có học qua thần học Thiên Chúa Giáo cũng nhớ rằng chính St. Augustin đã định nghĩa như vậy (trong Cilé de dieu, quyển XI, ta b; quyển IV, 6-8-36c-37c), cũng như chính Saint thomas d’Aquin cũng xác nhận như thế) trong Summa theologica, phần I, gr, Ar, 3b-4a, phần II-II,99. I-7)Nền tảng của tôn giáo là đức tin, nhưng chính đức tin dễ bị người ta độc chiếm để gây ra sự bất công giữa con người với con người, vì đức tin đã được thể hiện qua phạm trù của ngôn ngữ và biểu tượng, và chính ngôn ngữ và biểu tượng là sự mặc khải (révélation), tức là ngôn ngữ của Thượng Đế và quyền năng của thượng đế  (xin đọc pas-cal trong i’ensées,56I-556,622-628,88o-88i, và đọc Descartes trong Mesdilalions,69 a-d và thomas d’Aquin trong Summa theologica,phần I,9i3a-toc,912,ai3,6ic-62b; phần I-II Q9i, AA4-5,2ioc,212c,V.V….khi ngôn ngữ và biểu tượng được xem như là mặc khải thì tấ nhiên có người được mặc khải và có người không được mặc khải, có người được mặc khải một phần và có người được mặc khải toàn phần, có người được nhận là thấy chân lý và có người không được nhận là thấy chân lý (gọi là Ngoại Đạo), trường hợp này chúng ta đã thấy hiện ngay từ Platon (xin đọc Platon les lois, cuốn X, 796d-771b) và Saint thomas d’Aquin đã đề cập rất minh bạch (xin đọc Summa theologica phần I,Qt7,A4,to3c-to4b, phần II, 9.98.a 24oc241b). Do đó khi nhận rằng có sự thiên khải thì tất nhiên phải đề cao và bênh vực đức tin của mình; việc bảo vệ đức tin là một việc làm cao quý nhất, không thể nào không làm được( xin đọc Pascal, I’ensées,219-241,289-290,430-609,803-859; xin đọc Descartes, Mesdilations, 69a-7tac; xin đọc Saint Thomas d’Aquin, Summa Theologica phần II-II;Q2,Aio,336b.400, phần III Suppl, Q96,au,ans to63b-to64d)Vì phải bên vực và đề cao đức tin của tôn giáo mình, cho nên mới xảy ra xung đột mâu thuẫn giữa tôn giáo mình và tôn giáo khác, đó là trường hợp xung đột giữa đạo Hồi Hồi và đạo của đấng Bab, đạo Hồi và Đạo Baha’i, khiến cho đấng Baha’alah phải chịu tù đày vì lý do duy nhất là ngài kêu gọi “công bình”, trong khi đạo Hồi lúc bấy giờ lại quan niệm rằng chỉ có “công bình”duy nhất là công của đức tin Hồi Giáo; đấng Baha’ullah phải chịu tù đày vì lý do duy nhất là ngài kêu gọi “sự đoàn kết của tôn giáo trong khi đạo Hồi lại quan niệm rằng: chỉ có một tôn giáo duy nhất là tôn giáo, của Mahonmet. Đọc lại lịch sử nhân loại, chúng ta không thể làm ngơ trước những sự xung đột đẫm máu xảy ra giữa người theo đạo Do thái và người theo Công Giáo, người theo đạo Hồi Giáo và người theo đạo Thiên chúa v.v…Và hiện nay ở Việt Nam, hiện tượng chia rẽ tôn giáo lại rõ rệt nhất, mặc dù người ta hoa mỹ cô tinh che dấu bằng những khẩu hiệu tốt đẹp nhất. Người theo đạo Phật có phức cảm nào đó đối với người theo đạo Thiên Chúa , và người theo đạo Chúa có phức cảm nào đó đối với người theo đạo Phật,v.v… Như thế chúng ta thấy rằng tôn giáo lại chính là yêu tố đem lại sự bất công ở thế giới này.Khi nói thế, không có nghĩa là chúng tôi đề nghị rằng chúng ta phải bỏ tôn giáo đi thì mới công bằng. Trái lại chúng tôi  chỉ muốn đề nghị rằng chúng ta phải xác định lại nền tảng chung cho mọi đời sống tâm linh của con người , không phân biệt ngôn ngữ và biểu tượng.Muốn xác định tôn giáo là gì, thì chúng ta phải xác định nền tảng của bản chất tôn giáo. Nền tảng của mọt tôn giáo là đức tin, những nền tảng của tất cả tôn giáo không phải là đức tin mà là mọt thực tại nào đó mà chúng ta không thể xác định trong một ý niệm nào cả, ngay đến chữ “Thực Tại”ở đây cũng không thể là một thực tại hiểu theo nghĩa thông thường, mà là một cái gì không thể giải thích được ( chữ Pali gọi là avyàkala).Muốn diễn ta thực tại ấy, mỗi một tôn giáo giải thích qua hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng của mình và chính hệ thống ngôn ngữ và biểu tượng trở thành quan trọng vì ngôn ngữ và biểu tượng là sự cụ thể hóa của đức tin, do đó, chỉ ngôn ngữ và biểu tượng này đúng và biểu tượng ngôn ngữ kia sai, thành ra mới xảy ra nạn độc tôn tôn giáo, tương tranh, mâu thuẫn tôn giáo, vì con người trở thành nô lệ vào cơ cấu ngôn ngữ biểu tượng  của mình và hạ thấp, chỉ trích những cơ cấu ngôn ngữ biểu tượng khác, không phải của mình. Từ đó, công bình đã bị thủ tiêu, và mình bắt nhốt hành hạ, hành hình kẻ nào không theo đạo mình, và ngay đến kẻ cùng theo đạo với mình mà lại diển tả thực tại qua một cơ cấu ngôn ngữ và biểu tượng khác mình thì cũng lại hành hạ, giam cầm, xử án; về trường hợp này chúng ta đã thấy Dos-toievsky trình bày một cách sống động trong chương nhan đề là le Grand Inquisi-leur trong tác phẩm Les Frères Karamazov.Công trình chỉ có thể thực hiện được khi nền tảng của sinh hoạt tôn giáo đã được lãnh hội  toàn triệt; nền tảng cảu sinh hoạt tôn giáo chỉ có thể đạt tới được là khi nào mỗi một tôn giáo riêng biệt tự vượt qua cơ cấu ngôn ngữ và biểu tượng của mình. Trước khi tuyên bố rằng chỉ tôn giáo mới xây dựng được công bình trong thế giới, chúng ta phải lãnh hội nền tảng của tất cả mọi tôn giáo để đem lại công bình ngay trong sinh hoạt của chính những tôn giáo lớn. Chúng tôi đã xác định rằng chỉ có thể đạt tới nền tảng cho tất cả mọi tôn giáo, khi nào chúng ta sử dụng đúng mức cơ cấu ngôn ngữ và biể tượng của tôn giáo mình và cứu cánh của việc sử dụng ấy là vượt lên trên chính cơ cấu ngôn ngữ biểu tượng của tôn giáo mình để đạt tới nền tảng của thực tại toàn diện. Công bình chỉ có thể thực hiện từ nền tảng ấy thôi.Công bình là gì? Sau khi đã trình bày về nền tảng của tôn giáo, chúng tôi xin trình bày về ý nghĩa của danh từ công bình. Danh từ công bình  có nghĩa vô cùng rắc rồi; chính công bình là chủ đề của hai tác phẩm quan trọng của Platon (như La Respublique và Gorgias). Có thể hiểu công bình trong nhiều nghĩa khác nhau: “Công Bình” hiểu như sự điều hòa quân bình trong tâm hồn (như quan niệm của Platon trong Gorgias, 282c-285a, 282c-28a; trong La Respulique, cuốn I, 309b-310b, cuốn IV, 346a-355a; trong les lois, cuốn VI, 681b-d; như quan niệm của Aristote Esthique cuốn V, chương II, I I38b5-i3, 387ac; như quan niệm st.thomas d’ Aquin trong summa theologica, h I, 99-95-96 50bb-5i3; 9,i00, 520d-522b), ” Công Bình” được hiểu như một đức hạnh tinh thần, điều động sinh hoạt của mình với kẻ khác và với đoàn thể ( như quan niệm của Platon trong Criton, 2i6d-2i9ac, trong respublique, cuốn IV, 342a-356a, 348d-35a; như quan niệm của Hegel trong Philosophie de l’histoire, phần II, 272ab); “công bình” cũng được hiểu theo nghĩa thể hiện bổn phận có lợi chung cho mọi người ( như quan niệm của Kant trong Critique de la Raison pure, i i 4d-i i 5a; như William James trong the Principles of psuchology, 886b-888a). Những hành động được coi là hành động công bình là làm việc thiện, không phương hại đến ai, đối đãi với nhau đúng mức, đối bình đẳng với nhau, từ Platon cho đến Aristote, montesquieu, Kant, hegel, và James cho đến Freud đều đồng ý nhau về định nghĩa này( Cf. Freud, Group Psychology, 686a-b). Đối với tôn giáo “công bình” đặt nền tảng trên “công bình thượng đế” như trong quan niệm Thiên Chúa Giáo, chẳng hạn như Berkeley trong the Principles of human Knowledge ( sect; 155-156,444b-d).Chúng tôi quan niệm rằng tất cả công bình như công bình trong gia đình, công bình kinh tế, công bình chính trị, công bình luật pháp đều phải xuất phát từ công bình tâm linh; nếu không có công bình tâm linh thì tất cả mọi công bình khác đều có tính cách hời hợt và không giải quyết được gì cả. Chúng tôi muốn nhắc lại đây định nghĩa của Socrate về công bình.Công bình không có liên quan gì với con người bên ngoài, mà chỉ có liên quan đến con người nội tâm… con người nội tâm đặt lại trật tự cho đời sống nội tâm của mình, làm chủ mình làm lề luật cho chính mình, và trở nên thanh bình tự tại với mình. Chúng tôi xin trở lại vấn đề ngôn ngữ và biểu tượng. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được sự chi phối của ngôn ngữ  và biểu tượng trong đời sống hiện hay chúng ta mới hiểu Công Bình có nghĩa thực sự là gì;”con người nội tâm” mà Socrate đề cập ở trên có nghĩa là con người sâu thẳm của chúng ta, con người giải thoát ra ngoài mọi sự chi phối của ngôn ngữ và biểu tượng; về con người bên ngoài mà Socrate nói đến ở trên chính là con người của nhãn hiệu, con người của đoàn thể, bè phái, đảng phái, tổ chức. Đối với Socrate, công bình chỉ xuất hiện  trong con người nội tâm tức là nền tảng của Thực tại mà chúng ta chỉ có đạt tới được, khi nào chúng ta vượt qua được mọi sự mâu thuẫn giữa hệ thống biểu tượng khác. Công Bình có nghĩa là sử dụng đúng mức giá trị của ngôn ngữ và biểu tượng, hiểu được giới hạn của ngôn ngữ và biểu tượng không bị nô lệ trong ngôn ngữ và biểu tượng và đạt tới nền tảng căn bản làm tiêu chuẩn để giữ sự bình hành trong toàn diện sinh hoạt của mình.con đường dẫn đến tôn giáo và công bình, nhưng chính tôn giáo cũng là con đường dẫn đến công bình, công bình vừa là cứu cánh, vừa là phương tiện. Đối với đạo phật, con đường dẫn đến niết bàn phải là công bình, đặt trọng tâm vào tự nguyện và sự tùy thuận của từng cá nhân không bao giờ dùng áp lực mà bắt buộc (như đại ý của kinh Kuladanta), nhưng công bình chỉ là ý niệm, bước đầu trong đời sống tâm linh, khi đời sống tâm linh mình trở nên sâu sắc và đã giải thoát  rồi thì công bình tự nhiên xuất phát từ nhất cử nhất động của mình, công bình lúc ấy hòa nhập với trí tuệ và đới với Phật giáo, công bình  không phải xuất hiện giữa hai thực thể (chủ thể và khách thể) mà công bình phải bắt đầu ngay trung tâm điểm; trung tâm điểm ấy tức là tâm thức con người: do đó, phải cách mạng nơi tâm thức con người thì mới có thể đem đến công bình thực sự cho thế giới. Cuộc cách mạng tâm thức chỉ có thể thực hiện, khi mỗi người trong chúng ta không còn ôm giữ lấy cơ cấu ngôn ngữ và biểu tượng của tôn giáo mình và ý thức rằng Thực tại chỉ có thể thực hiện bên trong tự thể của mình thôi ( Pali gọi là paccattam ve-ditabbo vinnuhi= Pratyatmyavedya). Trong quan niệm của Phật giáo, Phật giáo chỉ là Phật giáo khi Phật giáo  vượt qua chính cơ cấu ngôn ngữ và biê tượng của Phật giáo, vì thực tại không thể nào xác định được bằng bất cứ ngôn ngữ hay biểu tượng nào (avyà krta). Niết bàn là chấm dứt tất cả mọi vọng tưởng (vikalpa), tức là phá bỏ vô minh (avidyà), phá bỏ chấp trước đeo níu (rà-ga) ác ý (dvesa) và ảo tưởng (moha). Giới (sila) Định (sammàdhi) và Tuệ (Pra-jna) là công bình trong đức hạnh, công bình trong tâm thức và công bình trong trí huệ: Niết Bàn là sự toàn thiện của Giới, Định, Tuệ.Chỉ khi nào chúng ta không còn nô lệ vào ngôn ngữ và biểu tượng, chúng ta mới đạt được sự công bình trong Trí Huệ, công bình trong Trí cũng chính là trí huệ công bình, tức là trí huệ bình đẳng; chữ nhà Phật gọi đó là bình đẳng tánh trí; đó là trí huệ của một người vượt ra ngoài mọi quan niệm, mọi cơ cấu biểu tượng và ngôn ngữ (nivikalpajnana).Chỉ khi nào chúng ta quan niệm nền tảng của tôn giáo như là (nivikalpajnana) nghĩa là “tri kiến thuần túy vượt ra ngoài mọi cơ cấu ngôn ngữ ý niệm” thì chúng ta mới có thể đối xử mọi tôn giáo một cách công bình và từ sự công bình của nền tảng tôn giáo, chúng ta mới có thể xây dựng công bình thế giới.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận