Chương 9. Nền tảng của mọi khoa học và triết học nhân loại

Chương 9 
Nền tảng của mọi khoa học và triết học nhân loại

Ngày lễ Phật đản năm nay, Viện Đại Học Vạn Hạnh tổ chức một buổi hội thỏa thuyết trình xoay quanh vấn đề giáo dục Phật giáo; mỗi năm đến ngày Phật đản, chúng tôi đều cố gắng trình bày một vấn đề căn bản trong Phật giáo, nêu ra một thái độ nhận thức về một đặc tính trong những đặc tính của Phật giáo. Chủ đề năm nay là “Đức Phật, nhà đại giáo dục”; trong những năm qua, những chủ đề đã được trình bày là “Đức Phật nhà đại xã hội học, đức Phật nhà đại văn hóa”, “đức Phật nhà đại tư tưởng”, rồi những năm sắp tới đây, có lẽ chúng tôi sẽ trình bày những chủ đề kế tiếp như “đức Phật, nhà đại triết gia, đức Phật nhà đại giải thoát” v.v…. Tất cả những chủ đề này đều nêu ra một thuộc tính trong những thuộc tính của Phật tính. Thực ra, đứng trên bình diện Chân Như quan thì Phật tính là Phật tính, tức là Như tính, gọi là Như Như mà chữ phạn gọi là Tathàtva hay tathatà; đứng trên quan điểm dựa trên chân lý như thật ấy (yathàbhù tàrthasthànadar-sana) thì Phật tính không có thuộc tính gì cả, bởi vì thuộc tính chỉ có lý do tồn tại trong hiện tượng giới. Tuy nhiên, đã sống trên cuộc đời này, chúng ta không thể chạy trốn cuộc đời này được, do đó, những thực tại của thế giới này cũng có giá trị trong giới hạn của chúng, nói theo thuật ngữ Phật giáo thì tục đế hay thế đế mà chữ phạn gọi là samvrìt isatya, chân lý tương đối của thế gian cũng cần thiết trong giai đoạn để chỉ hướng về chân đế hay đệ nhất nghĩa đế (Paramàrtha-satya), tức là chân lý tuyệt đối của Phật giáo. Đứng trên quan điểm sai biệt giới của chân lý thế gian, chúng ta có thể nhìn lên đức Phật, qua những khía cạnh khác nhau, như văn hóa, tư tưởng, giáo dục, triết lý, xã hội học, chính trị v.v… Tùy chổ đứng của mình mà mình có thể nhìn lên Đức Phật qua thái độ này hoặc thái độ kia và tất cả thái độ sai biệt này đều có giá trị tương đối thôi; chỉ khi nào chúng ta bỏ tất cả những thái độ thì chúng ta mới chứng biết như thật (Yathàbhùtam), nhưng một điều tế nhị và nguy hiểm là việc bỏ tất cả những thái độ kia cũng là một thái độ, vì thế vấn đề không phải phủ định hay khẳng định mà phải là hiể giá trị giới hạn tương đối của bất cứ một thái độ nào.khi hiểu được như thế thì chúng ta mới có thể gọi đức Phật là nhà đại văn hóa, hoặc nhà đại tư tưởng, hoặc nhà đại giáo dục v.v… Và tất cả sự gọi những danh hiệu ấy đều là giả danh (samketa), một phương tiện thiện xảo mà một người đã thể hiện chân lý cần phải dùng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người đời; trong tư tưởng của Phật giáo có hai loại trí: phương tiện trí (upàyajnàna) và chân thực trí (attvajn-àna). Đức Phật là người đã đạt đến hai loại trí ấy. Chân thật trí là trí tuệ đạt đến tihns chất như thực của thực tại, còn ngowif lại với chân thực trí là phương tiện trí, tức là trí tuệ của thế giới hiện tượng, của sai biệt giới; một điểm vô cùng quan trọng trong giáo lý tối thượng của Phật giáo là một người nào đã đạt tới trí tuệ toàn diện, tỉnh thức toàn triệt rồi, thì cũng phải trở lại đời sống thực tiễn của người đời; đối với giáo lý tối hậu của Phật giáo, đạt tới thánh trí (hay chân thật trí Bát nhã) chĩ thực sự là thánh trí, khi nào người đã đạt tới thánh trí cũng phải là người đã đạt luôn cả phương tiện trí (Upàyajnàna) và chính nhờ phương tiện trí này mà người đã đạt đạo mới có khả năng giúp đỡ người đời trên đường hướng về sự giải phóng toàn diện. Nếu không vì phương tiện trí (U-pàyajnàna) thì Viện Đại Học Vạn Hạnh sẽ không có lý do để hiện diện và cũng nhờ phương tiện trí ấy mà chúng ta mới có thể xây dựng một nền xã hội học Phật giáo, chính trị học Phật giáo, kinh tế học Phật giáo, luật học Phật giáo, nhân chủng học Phật giáo, phân tâm học Phật giáo, vật lý học Phật giáo, hóa học Phật giáo, thiên văn học Phật giáo, địa cầu vật lý học Phật giáo v.v… Nói như thế không có nghĩa là lôi tất cả mọi sự vào trong lòng Phật giáo, không có nghĩa là độc chiếm một cách võ đoán hoặc dùng danh từ một cách hàm hồ vô nghĩa. Không phải thế, xin các ngài chịu khó bình thản để lắng nghe chúng tôi đặt lại vấn đề. Phật giáo đã được khởi phát từ trên hai nghìn năm trăm năm nay và sự khởi phát ấy bắt đầu thực sự từ lúc đức phật chứng ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác dưới cội bồ đề, nhân thứ năm, duyên thứ năm trong tám nhân, tám duyên mà kinh Ma-hà Parinibàna Sulla cho rằng ” đã khiến cho đại địa chấn động, ghê gớm, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy”. Thực thể, đại địa chấn động và vẫn tiếp tục chấn động, vì nhờ được khoảnh khắc bí mật, bất tư nghị, dưới cội lá xanh kia, một con người đã chiến thắng và vượt lên trên tất cả giới hạn nô lệ của con người, trong một khoảnh khắc bí mật, bất tư nghị, người ấy đã đạt đến một kinh nghiệm toàn diện, chẻ đôi lịch sự loài người, đứng trên chóp đỉnh cao nhất mà không thánh, không thần, không con người nào đã lên tới được: đại địa phải chấn động, vì ánh sáng huyền bí đã bừng dậy phá vỡ muôn triệu nghìn năm đen tối mù mịt của vô thức con người; phải đấy, đại địa phải chấn động, vì một con người đã thành Phật thì cũng có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể tự giải phóng, tự chiến thắng, tự phá tan tất cả gông cùm của thế gian này, tự đập vỡ tất cả mọi sợ hãi trên đời sống này. Thành Phật có nghĩa đạt tới chân lý:Buddhatà có nghĩa là tatlvam: chân lý có nghĩa là tiêu diệt sự đau khổ (tatlvam duh khasya vinàsahetuh). Do đó, đạo Phật là đạo tiêu diệt sự nô lệ, tiêu diệt sự sợ hãi: đạo Phật là đạo của tự do, của Chân lý; đạo Phật là đạo của sự thật. Từ trên hai nghìn năm trăm năm nay, đạo Phật đã được khai triển và lưu chuyển khắp mọi chân trời, dựa vào kinh nghiệm tối thượng của một con người dưới cội Bồ đề, một người đã thấy được sự thật. Thấy được sự thật là hiểu biết Như thật (Yathà-bhùtam); hiểu biết như thật (Yathà-bhùtam) là hiểu biết đúng y như thực tại (Yathàtattvam) đúng theo sự kiện thiết thực (yathàrtha) nghĩa là nhận thức chân tướng của mọi sự vật. Vì lẽ đó, đạo Phật còn có tên là “đạo như thật” “yathàbhùtammarga” (kinh Bát Nhã, trang 15). Nơi đây không phải là nơi chúng tôi ” giảng đạo thuyết pháp”để thuyết phục các ngài. Không phải thế, xin các ngài chịu khó, khoang dung lắng nghe chúng tôi đặt vấn đề trên một bình diện khác. Tại sao chúng tôi xây dựng Viện Đại Học Vạn Hạnh? Tại sao chúng tôi muốn xây dựng một cơ sở để thể hiện một triết lý giáo dục cho tinh thần Phật giáo? Tại sao chúng tôi còn có hoài vọng rất gần là sẽ xây dựng một nền xã hội học Phật giáo, chính trị học phật giáo,kinh tế học phật giáo, luật học phật giáo, nhân chủng học phật giáo, kinh tế ứng dụng học phật giáo, y học, tâm lý học, khoa học, toán học phật giáo v.v…. có phải chúng tôi đã cưỡng ép những danh từ thời đại vào một đạo lý cổ xưa? Không phải thế. Có phải chúng tôi muốn “hiện đại hóa” Phật giáo? Không phải thế. Có phải chúng tôi muốn “tục hóa” Phật giáo? không phải thế. Có phải chúng tôi muốn “cộng đồng hóa” Phật giáo như tinh thần của những cộng đồng vatican? Nhất định không phải thế. Nói gọn lại, có phải chúng tôi “thích ứng” Phật giáo với nhu cầu văn minh tân tiến hiện đại? Cũng không phải thế. Mà phải nói ngược lại mới đúng hơn: Tất cả nhu cầu văn minh tân tiến hiện đại phải thích ứng với đạo Phật, chứ không phải đạo Phật thích ứng với những thứ ấy. Tất cả mọi sự phải thích ứng với sự thật, chứ sự thật không thích ứng với cái gì cả. Thích ứng với sự thật là hiểu biết đúng theo sự thật, nghĩa là hiểu biết như thật, mà đúng con đường hiểu biết như thật gọi là “như thật đạo”.(yathà bhùtam marga), tức là một tên khác của đạo Phật.Một điều đáng buồn là hiện nay chúng tôi nhận thấy rằng quá nhiều người đã hiểu sai đạo Phật và ngay đến những hạng người tự nhận là “Phật tử”, tự nhận là “tu sĩ Phật giáo”, ngay đến những hạng người ấy cũng đã vô tình hay cố ý xuyên tạc đạo Phật do sự cuồng tín mê muội của họ; họ đã tìm hết cách để tán dương bênh vực đạo Phật, coi đạo Phật như một sở hữu riêng tư mà họ cần phải độc chiếm cho mình. Một người Phật tử chân chính phải là một kẻ không cảm thấy sung sướng vì người ta khen ngợi đạo Phật mà cũng không cảm thấy đau tủi tự ái vì người ta đã kích đạo Phật, như chúng ta đã thấy Đức Phật dạy trong kinh Phạm Võng (Brahamajàlasutta). Ngoài ra ngày nay, chúng ta thấy một hiện tượng lan tràn trong những quốc gia Phật giáo, là một số lớn những nhà tri thức Phật giáo, vì có nhiều phức cảm tự ty (hoặc tự tôn), vì có nhiều mặc cảm trước sự tiến bộ vượt bực của khoa học hoặc trước những chủ nghĩa chính trị uy thế hoặc trước những giá trị tối cao của thời đại, họ liền cảm thấy lo ngại sợ hãi và khuất lấp mối sợ hãi ấy bằng cách “hiện đại hóa” đạo Phật hoặc đưa đạo Phật “đi vào cuộc đời”, họ làm như đạo Phật là cái gì đã cũ quá rồi mất liên hệ với cuộc đời, thực sự thì chính nhận thức của họ về đạo Phật đã quá cũ rồi, nhận thức của họ về đạo Phật đã mất liên hệ với cuộc đời; họ đã lầm lẫn nhận thức của họ về đạo Phật với thực tại của đạo Phật, họ đã lầm lẫn thế giới biểu tượng trong trí họ với thực tại của đạo Phật, họ cho rằng không có đạo Phật nào là đạo Phật tại tính, gọi là “Buddhism in itself” mà chỉ có “đạo Phật cho riêng tôi”,gọi là “Buddhism for intself” (hay “for myself” thì cũng thế), rồi cũng có hạng người khác chủ trương ngược lại rằng không có thứ “Buddhism for it-self” mà chỉ có thứ ” Buddhism in itself” cả hai thái độ “in itself” và “for itself” ấy đều sai lầm, vì Phật giáo không nằm ở trong những nhận thức nhị nguyên như vậy, chữ Phạn gọi là những  “anta” tức là “cực đoan quan điểm, nhận thức của triết lý”. Lại có một hạng người khác chủ trương là Phật giáo “rất đúng khoa học”, rồi họ cố gắng chứng minh thuyết này, thuyết kia trong đạo Phật là hợp với thuyết khoa học hiện đại, v.v… đang khi đó, nếu họ có một kiến thức khá cao về khoa hiện đại thì họ sẽ thấy rằng những khoa học tối tân nhất (như vật lý học và toán học) đang rơi vòa chỗ bế tắc và đang bị kẹt vào những mâu thuẫn không lối thoát (như thuyết Principle of Indeterminacy” của nhà thông thái Hei-senberg, như “Principle of comple-mentairty” của nhà thông thái Bohr như thuyết về toán học mới của Godel v.v…)

Rồi có hạng người khác cố chứng minh Phật giáo với phân tâm học, với xã hội học, với chủ nghĩa hiện sinh, với hiện tượng luận, với những biện chứng pháp duy vật của Marx Lénine, vân vân, hoặc đối với những ý thức hệ chính trị, như chủ nghĩa tư bản,vân vân. Nếu học có kiến thức khá cao và kinh nghiệm thông minh hơn thì họ sẽ thấy rằng tất cả những phong trào, những ý thức hệ ấy đều là sản phẩm của nền văn minh Tây phương, xuất phát từ kinh nghiệm văn minh Hy lạp và La Mã, một nền văn minh hiện nay đã tập trung lại ở thế kỷ XX và đã tiến bộ gần như tột đỉnh, như sự tiến bộ ấy là tiến bộ đến chỗ tự diệt mà nước Việt Nam hiện nay là thí dụ cụ thể; thế kỷ XX là thế kỷ của những trận chiến tranh đẫm máu, những cuộc cách mạng bạo động tương tàn, những trại tập trung, những nhà tù, những án tử hình, những sự khủng bố, những máy móc, những óc điện tử, những con người tự động, những con người của khẩu hiệu quần chúng, những trái bom nguyên tử đầu tiên đã rơi và sắp rơi trên đầu nhân loại. Sứ giả trứ danh Oswald Spengler gọi nền văn minh hiện đại là “Faustian” một nền văn minh đưa đến sự kiệt quệ điêu tàn của Tây phương ( xin đọc Os-wald Spengler, Decline of the west và Man and technique) ( bản án kết tội nền văn minh này đã được trưng dẫn đầy đủ trong tất cả những tác phẩm của đủ loại óc vĩ đại ở Tây phương hiện nay như những quyển sách của Ortega Y Gasset, Valéry, Adous Huxley, George Orwell,Jaspers, Gabriel Marcel, David Riesman,v.v….). Đang khi tất cả những giá trị thiêng liêng của toàn thể văn minh Tây phương hiện đại đang bị khủng hoảng trầm trọng bị bế tắc trầm trọng, thì tại sao chúng ta lại phải cố gắng biện minh, cố gắng hiện đại hóa Phật giáo, nghĩa là thích ứng Phật giáo với những con người thông minh nhất của Tây phương đang đặt lại, đánh dấu hỏi trước những giá trị của nền văn hóa họ? vấn đề của chúng ta không phải là thích ứng Phật giáo cới những giá trị hiện đại mà là phải ý thức sự phá sản của tất cả mọi giá trị, chẳng những của Tây phương mà của cả Đông phương. Đạo phật là đạo như thật, nghĩa là tiêu chuẩn để đánh giá tất cả mọi sự thật; tất cả những giá trị nào không đặt tên sự thật chính là giá trị phá sản, đưa nhân loại đến chỗ sụp đổ phân hóa. Viện Đại Học Vạn Hạnh đã được xây dựng trên ý thức về sự phá sản của nền văn minh hiện đại, do đó, vấn đề tối trọng của Viện Đại Học Vạn Hạnh không phải là thích ứng vào nền văn minh hiện nay, mà là giúp cho những giá trị căn bản của nền văn minh hiện nay được thích ứng vào chân lý toàn diện; mỗi một bộ môn khoa học chỉ là khám phá một khía cạnh của thực tại nghĩa là nhận thức một phần tướng trạng của sự vật, mà muốn nhận thức tướng của mọi sự vật thì cần phải có sự hiể biết như thật, tức là ý nghĩa của chữ “yathàbhùtam” mà chúng ta nhận thấy đầy dẫy trong tất cả kinh điển Pàli và Sanskrit của Phật giáo.tại sao chúng tôi xây dựng Đại Học Vạn Hạnh? Tại sao chúng tôi mở ra những phân khoa thế học như khoa học nhân văn và văn khoa, như phân khoa xã hội và trong tương lai có thể mở ra những phân khoa như y khoa, luật khoa, khoa học thuần túy, kỹ thuật v.v…? Đang khi những khoa học này đang bị phá sản ở Tây phương, bị khủng hoảng tận nền tảng, thì không lẽ chúng tôi lại tứ tiếp tục truyền bá những giá trị lung lay của Tây phương cho thế hệ thanh niên Việt Nam để rồi nay mai vào đời họ phải bơ vơ duy trì những giá trị ngoại lai, duy trì sự khủng hoảng của thế giới hiện đại, duy trì chiến tranh, duy trì sự nô lệ vào đời sống vật chất mà không có cách nào thoát khỏi được? có phải Viện Đại Học Vạn Hạnh giống như những viện đại học hiện nay ở khắp thế giới, chỉ được dựng ra để sản xuất những chuyên viên, những nhà trí thức, những nhà học giả, những nhà xã hội học, những chính khách, những kỹ thuật gia? có phải Viện Đại Học Vạn Hạnh chỉ nhắm vào việc đào tạo những chuyên viên? nếu thế thì Viện Đại Học Vạn có còn đáng gọi là Viện Đại Học Vạn? có phải là Viện Đại Học Vạn  đào tạo những chuyên viên để cung ứng cho xã hội, đào tạo những sinh viên để cho họ có nghề nghiệp trong đời, có địa vị trong xã hội, sống một đời được bảo đảm về vật chất, rồi đi như những người đã chết? Không phải thế. Có phải Viện Đại Học Vạn tạo ra một thế hệ Phật tử, một thế hệ tu sĩ Phật giáo để rồi khi vào đời họ tự nhận họ là Phật tử, mang nhãn hiệu là Phật tử, sống mâu thauanr với người khác đạo, cuồng tín với tháng ngày đạo Phật, tự nhận là kẻ xuất thế và tự ly khia với đời sống thực tế vì cho rằng mình là khác người, cao cả hơn người đời và tự cô lập hóa bằng một mớ lý luận tín điều về duy nhứt, về Niết Bàn, về nghiệp này, nghiệp kia, đang khi họ là nguyên nhân của tất cả sự hỗn loạn trên đời này? Không phải thế. Một người sinh viên tốt nghiệp viện đại học, ra trường với một mảnh bằng giữ một địa vị xã hội và chết chìm luôn trong đời sống nông cạn thường nhật, với lo âu sợ hãi về gia đình, về xã hội, về tương lai, sợ hãi mọi sự và chết đi héo hắt trong sự sợ hãi. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, mọi người đều sống như vậy, nỗi loạn nhất thời đang còn trẻ và lớn lên lại làm hòa với đời sống nông cạn, tìm đủ mọi cách để cũng cố địa vị danh phận, tranh đua, đố kỵ, hèn nhát, sợ dư luận, sợ mất an ninh, đi tìm bảo đảm qua số tiền ở nhà băng, qua vài bằng cấp đại học để dưới tên, thờ phụng sự thành công, ca tụng và ganh đua với những kẻ thành công, sợ hãi uy quyền thế lực,bắt chước, mô phỏng, mất đi hết tất cả sự độc lập tinh thần, đi tìm bao nhiêu cảm giác bén nhạy, tìm những trò tiêu khiển để lấp đầy khoảng trống và đánh mất hết ý thức sáng tạo trước đời sống. Chính những hạng người như vậy đã tạo ra chiến tranh, đã tạo ra sự hỗn loạn đau đớn trong đời này, và hầu hết tất cả những trường đại học ở thế giới hiện nay đều sản xuất ra hạng sinh viên như vậy, và ai chịu trách nhiệm cho cơ sự này? Chính chúng ta, chính những giáo sư đại học. Hầu hết chúng ta coi việc dạy học như một nghề nghiệp sinh sống hoặc xem việc dạy học là việc tiền thân trong địa vị xã hội, chúng ta tranh chấp nhau, đố kỵ hiềm khích, dòm ngó, lập nhóm, chia bè phái thao túng học đường, chúng ta đều bị nô lệ vào danh vọng, vào sự thành công, vào những lý tưởng gọi là “cao đẹp”, hoặc chúng ta là những chuyên viên nhà nghề, nhét đầy kiến thức uyên bác để rồi không biết sống thế nào cho trọn vẹn, khô khan, lạnh lùng, ghì giữ lấy sự an ninh, tuân theo khuôn mòn của xã hội, gián tiếp hay trực tiếp duy trì chiến tranh ngay khi chúng ta rêu rao hòa bình, duy trì sự mê muội ngu xuẩn, dù chúng ta tự nhận là “trí thức”, duy trì sự phân tán chia rẽ; tạo ra mâu thuẫn xung đột khắp nơi, dù mỗi ngày trong giảng đường, chúng ta có thể hăng say giảng về Chân Lý, về Công bằng, về Tình Thương, về Tự do v.v… Rồi tạo ra lại tiếp tục dẫm lên con đường của chúng ta.Viện Đại Học Vạn có phải lại đi trên con đường mê muội thế đó đi không? Nếu trên con đường ấy thì đóng cửa trường ngay cho rồi. Không, chúng ta nguyện cầu rằng Viện Đại Học Vạn sẽ không đi lại con đường phản bội với “như thật đạo”.Viện Đại Học Vạn đã mở ra ba phân khoa: Văn khoa, Khoa học nhân văn và Xã hội học và Khoa học xã hội, Phật học và Triết học Đông phương. Ba phân khoa ấy có thể coi như ba phương tiện thiện xảo để hướng về sự giải phóng toàn diện của con người: hướng hạ từ chân thực trí trở lại với phương tiện trí; hướng thượng thì từ phương tiện trí để trở về chân thực trí. Ba phân khoa ấy không phải chỉ tạo ra những chuyên viên văn khoa, những chuyên viên xã hội và những chuyên viên Phật học hoặc Đông phương học, mà đồng thời nhằm đến đào tạo những con người toàn diện, những con người tự do, những con người sáng tạo, tự lập và độc lập, những con người tiêu diệt sự ngu muội, tiêu diệt sự sợ hãi với tất cả mọi hình thức, những con người không nô lệ vào những tín điều, dù là tín điều của Phật giáo, nếu có, không nô lệ vào những thành kiến của xã hội, không nô lệ vào biên giới của quốc gia, vào giới hạn của chủ nghĩa và ý thức hệ, những con người thấy biết sự thật và sống với sự thật. Đó mới là mục đích căn bản của nền giáo dục trong tinh thần Phật giáo, trong tinh thần như thật đạo.Chỉ khi nào chúng ta hướng thượng như thế, chúng ta mới có thể hướng hạ để tìm hiểu và nhiếp dẫn những giá trị văn hóa của nền văn minh hiện đại, và từ đó chúng ta mứi có khả năng đem những giá trị văn hóa của văn minh Tây phương đến gần với như thật đạo và thích ứng với những giá trị ấy với như thật đạo và đó mới là con đường duy nhất mà Việt Nam có thể cung hiến cho Tây phương để giúp mở một lối thoát cho sự khủng hoảng và sự bế tắc của toàn thể văn hóa Tây Phương hiện nay.Chúng tôi xin đặt vấn đề trong tinh thần của Tứ Thánh Đế:1)- Tất cả những triết lý và tất cả những khoa học của Tây phương hiện nay đang bị khủng hoảng, bế tắc, mâu thuẫn, tác hại  đau khổ hỗn loạn khắp thế giới (Khổ đế)2)- Nguyên nhân của thảm trạng trên đây là xuất phát từ văn minh Hy Lạp trong thái độ nhận thức sai lầm về thực tại và con người, sự sai lầm này khởi từ Socrate; thành hình cụ thể với Platon và Aristole và phát triển suốt dòng lịch sử văn hóa Tây Phương để rồi chiếm ngự khắp thế giới ở thế kỷ XX này với sự tiến bộ vượt bậc của tất cả nền khoa học hiện đại, phân hóa toàn diện tính của con người, quan niệm căn bản của Planton về Éros có thể coi là ý nghĩa của “tanhà” trong Phật giáo (tập đế);3)- Muốn thoát khỏi thảm trạng sụp đổ của văn minh hiện đại thì mình phải chấm dứt sự nô lệ đối với tất cả những ý thức hệ lan tràn ở thế giới hiện nay, chấm dứt mọi vọng tưởng vào trí năng, vào tất cả những nền khoa học, vào những tín điều tôn giáo, vào những đảng phái chính trị, vào những ý niệm, vì tất cả giá trị văn minh hiện đại dã được gián tiếp hay trực tiếp xây dựng trên “dục ái”, “hữu ái” và “đoạn diệt ái”, trong sự chấp ngã, chấp nhân, chấp pháp mà thí dụ cụ thể là khoa học về nguyên lý: “epistéme tôn prôton archôn” và khoa học về nguyên thủy, “arché philo-sophias” hai nguyên tắc này hai nguyên tắc dẫn đạo chi phối, chỉ huy tất cả sự hình thành của nền văn minh Tây phương hiện đại (diệt đế).4)- Con đường giải phóng văn minh hiện đại là đưa nền văn minh lên đường hướng về “như thật đạo”, tức là “bát chính đạo”;(1) khoa học như thật (chánh kiến) (2) triết học như thật (chánh tư duy) (3) Ngôn ngữ học như thật (chính ngữ) (4) chính trị học như thật (chính nghiệp) (5) xã hội học như thật (chính mạng) (6) đạo đức học và luật học như thật (chính tinh tấn) (7) đạo học, tâm lý học và phân tâm học như thật (chính niệm) (8) tôn giáo học (chính niệm). Tất cả tám đường đều hỗ tương liên hệ với nhau, tương dung tương nhiếp, một là tám và tám chính là một, đây là “trung đạo” đưa đến sự giải thoát toàn diện cho cá thể và tập thể, cho con người và xã hội, cho truyền thống và văn minh (đạo đế).Vấn đề trên đã được đặt trong tinh thần của phương tiện trí (upàyajnàna), nhưng đứng trên tinh thần của chân thật trí (tattvajnàna), triết lý về giáo dục Phật giáo  chỉ là một sự giả danh (samketa), sự giả danh này vừa cần thiết vừa nguy hiểm: Nguy hiểm khi mình chấp danh và cần thiết khi sự giả danh ấy là phương tiện đưa mình tới Thực tại, tức như như, nghĩa là chân lý của tất cả mọi khoa học và tất cả mọi triết học nhân loại.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận