TRÍ ĐẠO PHẠM TRÙ HÓA – CÁCH PHÂN LOẠI TRÍ
(The Ways of Categorizing Cognition)
(“…Trong các trích dẫn trên, các từ (chữ) tâm, ý, thức, được hiểu là đồng nghĩa, như được khẳng định trong Câu-xá: thể của tâm, ý, thức là một. Tuy nhiên, trong đó có sự phân biệt. Nó tích lũy, nên được gọi là tâm. Nó tư duy, nên được gọi là ý. Nó nhận thức khu biệt, nên được gọi là thức. (Dẫn vào Duy Thức hoc, do TUỆ SỸ dịch-giảng và chú giải – THÀNH DUY THỨC LUẬN – p.26.)
Để hiểu biết về biểu thức hay, nói chính xác, để hiểu biết tâm thức biểu hiện và hoạt động như thế nào; chư kinh sơ kỳ đã hiển thị nhiều cách phân loại thức-(trí), được gọi là mô hình tri thức có bảy chuỗi (the sevenfold typology of cognition – trí chủng có bảy chuỗi) và, đây là mô hình cơ bản để ta phân loại thức hay tâm-ý-thức, Thánh đạo gọi là trạch giác chi hay bảy chi thiền:
1/ Tầm (vitaka – direct perception)
Trên phương diện Thánh đế, Tầm mang trong tự thân “phần” ngộ của trí tuệ tư duy trực cảm – ngộ tính. Tư duy trực tiếp các đối thể.
2/ Tứ (vicāra – inference)
Điều tra, kiểm tra, truy cứu. Nghiên cứu. Cách rút ra một kết luận từ việc tham khảo chéo. Sự suy diễn đưa đến kết luận.
3/ Hỷ (pīti – subsequent cognition) tri thức hậu nghiệm đưa đến sự thỏa mãn về khoái cảm về một cái gì đó đã đạt được.
4/ Định (ekaggatā – correct assumption).
Ở đây, “định”chưa phải là Thiền định mà nó có nghĩa là “đi đến một kết luận, một quyết định duy nhất. Hoặc trụ tâm vào một điểm duy nhất. Đặt sự chú tâm vào một điểm duy nhất theo ngữ nguyên Pāli.”
5/ Lạc (sukkhavedanā)
Cảm nhận về một niềm vui bất tận. Cảm thọ (cực lạc). Cảm nhận, cảm thụ vô tận.
6/ Ưu (domanassavedanā – doubt)
Cảm nhận bất an. Một loại cảm giác có khuynh hướng nghi ngại.
7/ Xả (upekkhāvedanā)
Cảm nhận hay cảm giác bị biến dạng – trạng thái vô cảm hay vô ký của cảm thọ.
Kế đến, tâm-ý-thức có ba chủng tính (thuộc phân biệt trí), được gọi là TAM TRÍ:
1/ Nhất thiết trí (sarvajña – conceptual cognition)
Nhất thiết trí (sarvajñāna, có nghĩa là tri thức nghiệm tính): chư pháp mà tính tướng chung của chúng được quán sát và thấu hiểu triệt để.
2/ Đạo chủng trí (bodhijñāna)
Trí biết rõ từng tính tướng chi tiết của chư pháp.
3/ Nhất thiết chủng trí (sarvathā-jñāna)
Đây là loại tuệ giác chỉ cho Phật tuệ hay chỉ riêng cho tuệ giác của Phật.
loại trí này, thấu suốt “tổng tướng, tổng tánh” và “biệt tướng, biệt tánh” – tánh tướng riêng và chung – của chư pháp.
Và, tối hậu là LỤC TRÍ – minh đạt tâm biểu – mà mỗi một trí đều mang trong tự thân cặp “nhị nguyên đối xứng”:
1/ Pháp trí (sense consciousness versus mental consciousness)
Tức, thức căn đối đãi với tâm thức
2/ Tỷ trí (conceptual versus nonconceptual cognition)
Tỷ trí, còn được gọi là loại trí. Trí này thuộc về trí tứ đế khi quán Sắc giới và vô sắc giới.
Hữu thức đối đãi với vô thức – sắc đối đãi vô sắc)
3/ Khổ trí (valid versus nonconceptual cognition)
Trí định lượng khổ và chứng đắc khổ, để khổ thành khổ Thánh đế; nó đối đãi với trí vô niệm (khổ) chỉ cho phàm trí biết về khổ bằng cảm thọ.
4/ Tập trí (mistaken versus unmistaken cognition)
Tập trí là trí chứng biết tập khổ hay nguyên nhân dẫn đến khổ. Đây là Tập đế khổ đối đãi với phàm trí về “biết” khổ theo cảm thọ – Chánh trí tương đối với thất trí hoặc trí hữu lậu.
5/ Diệt trí (those that engage via exclusion versus those that engage via affirmation)
Đây là một chủng trí tịnh hóa được khổ và tập đế, ẩn tàng phương tiện trí cho ba cõi khổ.
6/ Đạo trí (mind and mental factors)
Đây là một trí loại đã vào cảnh giới nhân không và pháp không. Một loại trí chứng đạt trọn vẹn tâm và tâm sở. Một loại trí vắng bặt ngôn ngữ và mọi hoạt động của tâm thức cũng đã được hoàn toàn tịch tịnh. Nó bao hàm mười sáu tâm pháp của giai trình Kiến đạo.
Tóm lại “Với thiện căn noãn đã phát sinh, do tính liên tục và kéo dài của thiện căn này, hành giả quán lần lượt mười sáu (16)* hành tướng của bốn đế:
Khổ đế: vô thường, khổ, không, vô ngã.
Tập đế: nhân (hetutas), tập, sinh và duyên.
Diệt đế: diệt, tĩnh, diệu và ly.
Đạo đế: đạo, như, hành (pratipattitas) và xuất. (TUỆ SỸ, chương tổng luận – Phẩm Tùy Miên và Hiền Thánh, p.82)”.
_______
* 16 hành tướng, xin thỉnh đọc chi tiết trong Phẩm “Phân biệt Trí”, tụng 13 (TUỆ SỸ). p.82.
Pháp Hiền cư sỹ, T5, am Mít, chiều 11/4/2024 – ཉིན་གུང་བདེ་ལེགས།
1293指四諦智、法智、比智。四諦智即苦智、集智、滅智、道智,乃了知三界苦、集、滅、道四諦之智。法智乃觀欲界四諦之智。比智又稱類智,乃觀色界、無色界四諦之智。此六智俱屬無漏智。若法智、比智遍歷四諦,則總為十六智,即見道之十六心。
SCIENCE AND PHILOSOPHY IN THE INDIAN BUDDHIST CLASSICS – The Mind, p. 47-48