-
BÀI VIẾT VỀ THẦY TUỆ SỸ
- [TƯ LIỆU] Phạm Công Thiện cảm nghĩ về thầy Tuệ Sỹ tại buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật – Hoa Kỳ
- Tuệ Sỹ, Tù đày và Quê nhà
- ĐỖ THÁI NHIÊN: “Tuệ Sỹ: Người tòng quyền”
- Tuệ Sỹ, Thái Độ của Nhà Sư Nhập Thế
- Đinh Trường Chinh: Pháp danh của Bố tôi
- Tôi viết về Thầy Tuệ Sỹ…
- Tuệ Hạnh: Ân tình Pháp Hội
- Nhân đọc “TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP” của HT. Tuệ Sỹ
- Đặng Tiến: ÂM TRẦM TUỆ SỸ
- Rằm Trung Thu… Lại nhớ vài dịp trung thu bên Ôn Tuệ Sỹ
- THEO DẤU LẶNG NGHE ĐIỆP KHÚC DƯƠNG CẦM CỦA THẦY TUỆ SỸ (Huỳnh Kim Quang)
- Đọc thơ Tuệ Sỹ
- Vài kỷ niệm nhỏ với thầy Tuệ Sỹ
- Đặng Trần Quý: “Viếng Thị Ngạn Am”
- Tâm Nhãn: DỤ NGÔN CỦA THẦY
- Chùm ảnh: HT. Tuệ Sỹ viếng & thọ tang cố HT. Minh Châu
- Chén trà lão Triệu mà chưng hoa ngàn
-
"KỶ YẾU TRI ÂN HT. THÍCH TUỆ SỸ"
- Lời ngỏ
- Thích Nguyên Tạng: Ôn Tuệ Sỹ – Bậc Thạch Trụ Thiền Gia
- GIÁO DỤC VẪN LÀ NIỀM TIN SAU CÙNG CÒN SÓT LẠI
- Thầy Tuệ Sỹ và ngôn ngữ
- Trần Bảo Toàn: “CHIẾN BINH TUỆ SỸ”
- HT. Thích Thái Hoà: Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (bài đầy đủ)
- Thích Minh Tâm: TỐI TRỜI, CÒN ĐÓ MỘT VÌ SAO
- THÍCH TỪ LỰC: BIẾT ƠN ÔN, VỚI TẤM LÒNG KÍNH CẨN
- HUỲNH KIM QUANG: Từ Việc Dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Tới Phục Hưng Văn Hóa Dân Tộc
- THẦY TUỆ SỸ: NHƯ MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG
- Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam
- Nguyên Túc Nguyễn Sung: Thư gửi Thầy
- "HƯ KHÔNG HỮU TẬN - NGÃ NGUYỆN VÔ CÙNG"
- ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU
- Tiểu Tường
Nhân đọc bài “Buổi sáng Thị Ngạn Am” của tác giả Nguyễn Đạt trên điện báo Người Việt ngày 31.12.2007, tôi có ý định viết về một buổi chiều đã đến đấy viếng thăm Thầy.
Các bạn tôi cũng đã nhắc nhở tôi viết đôi dòng để kỷ niệm chuyến ghé thăm “Thị Ngạn Am,” một nơi mà không phải muốn đến là được này, nhưng tôi cứ dè dặt mãi: không biết với buổi thăm viếng ngắn ngủi, tôi nhớ được “bao nhiêu” những câu chuyện cùng Thầy mà dám mạo muội mài nghiên ? Nhưng mà … nếu không viết thì thật là tiếc, thôi thì cứ ghi lại vài câu chuyện nho nhỏ còn đâu đó trong ký ức mòn mỏi còn hơn là không ?
Tôi được anh Hùng và anh Kiệt, những đàn anh của tôi thời còn “lăn lóc” trên hành lang Viện ĐH Vạn Hạnh những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 đưa đến chùa Già Lam thăm Thầy trong một buổi trưa giữa tháng 12/2007.
Buổi trưa ở Sàigòn, dù là tháng 12 cũng nóng, bụi bậm, ồn ào đến ngột ngạt đối với những người sống ở vùng tây bắc hiền hòa, yên ắng như tôi. Nhưng khi vừa đến chùa Già Lam tôi bỗng cảm thấy như mình đã lạc vào một thế giới khác, thế giới của tĩnh lặng thâm trầm mát mẻ với những bóng râm của cây xanh. Anh Kiệt đưa tôi và anh Hùng lên những bậc thang bên góc trái của dãy nhà nơi Thầy Tuệ Sỹ cư ngụ, được gọi là “Thị Ngạn Am.”
Vừa bước vào tôi đã gặp ngay Thầy đang ngồi trên chiếc ghế thấp với một đệ tử còn rất trẻ. Sau thủ tục “tự giới thiệu,” vì Thầy đâu có nhớ tôi, một trong số hằng ngàn sinh viên của Viện ĐH VH trước năm 75. Tôi không để mất thì giờ nên sau một vài câu chuyện mở đầu đã vào đề để trình bầy Thầy rõ những ưu tư của chúng tôi về những gì đã xẩy ra cho Phật giáo VN cũng như cho chính bản thân Thầy trong khoảng hơn nửa năm qua tại hải ngọai. Với cặp mắt thật sáng, cái sáng của vầng trăng vằng vặc nhưng nhẹ nhàng, vừa đủ để soi rọi cho lời phát biểu nhanh mà hùng hồn chi lạ. Thầy như cho tôi thấy Thầy hoàn toàn đứng ngoài những hệ lụy tất yếu ấy. Thầy biết những điều xẩy ra, nhưng dường như chẳng mảy may bận tâm! Thầy bảo tôi có điều may là đến thăm Thầy hôm nay, nếu tuần sau thì Thầy nhập thất nên sẽ không tiếp được. Tôi vội hỏi Thầy thường nhập thất bao lâu, Thầy trả lời: ”Thường thì một hai tuần, đôi khi cả tháng.”
Khi nghe tôi đặt vấn đề VN tổ chức lễ Phật Đản năm 2008, Thầy bảo: được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn ?
Đến việc Thầy Thát mở trường ĐH, Thầy bảo: giữa Thầy và Thầy Thát luôn là bạn trân qúy nhau, nhưng Thầy không có liên hệ đến việc làm của Thầy Thát, và việc Thầy Thát mở trường ĐH là điều cần thiết cho tu sinh ở VN và ngay cả cho tuổi trẻ VN trong việc mở mang kiến thức để tranh đua với thế giới đang tiến bộ từng giờ. Những phát biểu của Thầy về Thầy Thát làm tôi nhớ lại khoảng ngày này năm trước,cũng trong chuyến về thăm VN tôi đã được nghe chính Thầy Thát kể lại bao chặng đường gian truân để cố hình thành cho được một ĐH như hằng tâm nguyện.
Khi hỏi đến “Nhóm thân hữu Già Lam” thì Thầy nở nụ cười thật hiền hòa, trong ánh mắt dịu dàng của Thầy dường như bùng lên rực sáng, Thầy bảo tôi: “Đấy, anh đang ở chùa Già Lam, anh có thấy ai ngoài cậu tu sinh trẻ đang thăm tôi ? Chuyện nhóm thân hữu Già Lam là chuyện các đệ tử bên Hoa Kỳ, chứ ở đây thì nào có ai?” Tôi nhấp chén trà mà anh tu sinh trẻ mời, chợt nghe thơm ngát; rảo mắt nhìn xuống khu vườn nho nhỏ trước Thị Ngạn Am tôi bỗng thấy sinh động lạ thường, bao nhiêu sức sống đang vươn lên dưới kia qua những tàn lá xanh mướt bên cạnh một vài đóa hoa nở muộn như mời mọc vạn vật vào cuộc tái sinh ?
Tôi quay sang nhìn Thầy, Thầy vẫn như ngày nào tôi đã một đôi lần diện kiến từ thời tuổi trẻ đến trường, vẫn vóc dáng gầy guộc nhẹ nhàng, vẫn nụ cười trong sáng song hành cùng đôi mắt… Thầy vẫn thế, thong dong một cõi, an nhiên tự tại trước những bon chen danh vọng, thị phi đời thường. Tôi bỗng nhớ đến tập thơ “Giấc mơ Trường Sơn” của Thầy, tập thơ tuy bé nhỏ nhưng đã gửi gấm biết bao xúc động của nhà thơ Tuệ Sỹ trong cả một quãng đời dài, nhớ đến các bài thơ đã diễn đạt những tâm tình của Thầy về cuộc trường sinh? Những khi lên rừng, giã từ nghiên mực để cầm cuốc làm rẫy, lo cuộc mưu sinh ? Rồi trở về thành thị giam mình trên gác vắng, rồi lại lên rừng đi tù … Nhưng Thầy đã nói gì đâu, như vạn vật có nói gì đâu mà cuộc sống thì có bao giờ ngưng nghỉ ?
Chiều đang xuống, tôi nhìn ra ngoài sân chùa, bóng cây bồ đề mát rượi đang đổ xuống lối đi… Cảnh chùa thật thanh vắng, đơn sơ, khác xa với cái huyên náo, bon chen, tranh giành, lừa lọc ngoài kia… Bất giác tôi nhớ đến hai câu thơ của Thâỳ mà anh bạn thân VH của tôi rất thích:
“Bờ bến lạ chút tự tình với bóng
Mây lạc loài ôi tóc rũ ngàn năm..”
Nếu trong CD thơ “Giấc mơ Trường Sơn” nhà bình thơ Nhất Thanh đã nói: người ta có thể nghe thơ bằng đôi tai, nhìn thơ bằng đôi mắt hoặc ngược lại nhìn thơ bằng đôi tai, nghe thơ bằng đôi mắt, tùy mỗi người … Với thơ của Thầy Tuệ Sỹ, mọi ước lệ đều trở nên vô nghĩa … Thì tôi cũng nhận ra một điều: mọi lời phê phán của người đời đối với Thầy Tuệ Sỹ chẳng qua là những ngọn gió thổi qua dãy Trường Sơn sừng sững vậy!
Thành phố Ngọc Bích, tháng 1 năm 2008
Đặng trần Qúy