-
BÀI VIẾT VỀ THẦY TUỆ SỸ
- [TƯ LIỆU] Phạm Công Thiện cảm nghĩ về thầy Tuệ Sỹ tại buổi ra mắt sách Huyền Thoại Duy Ma Cật – Hoa Kỳ
- Tuệ Sỹ, Tù đày và Quê nhà
- ĐỖ THÁI NHIÊN: “Tuệ Sỹ: Người tòng quyền”
- Tuệ Sỹ, Thái Độ của Nhà Sư Nhập Thế
- Đinh Trường Chinh: Pháp danh của Bố tôi
- Tôi viết về Thầy Tuệ Sỹ…
- Tuệ Hạnh: Ân tình Pháp Hội
- Nhân đọc “TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP” của HT. Tuệ Sỹ
- Đặng Tiến: ÂM TRẦM TUỆ SỸ
- Rằm Trung Thu… Lại nhớ vài dịp trung thu bên Ôn Tuệ Sỹ
- THEO DẤU LẶNG NGHE ĐIỆP KHÚC DƯƠNG CẦM CỦA THẦY TUỆ SỸ (Huỳnh Kim Quang)
- Đọc thơ Tuệ Sỹ
- Vài kỷ niệm nhỏ với thầy Tuệ Sỹ
- Đặng Trần Quý: “Viếng Thị Ngạn Am”
- Tâm Nhãn: DỤ NGÔN CỦA THẦY
- Chùm ảnh: HT. Tuệ Sỹ viếng & thọ tang cố HT. Minh Châu
- Chén trà lão Triệu mà chưng hoa ngàn
-
"KỶ YẾU TRI ÂN HT. THÍCH TUỆ SỸ"
- Lời ngỏ
- Thích Nguyên Tạng: Ôn Tuệ Sỹ – Bậc Thạch Trụ Thiền Gia
- GIÁO DỤC VẪN LÀ NIỀM TIN SAU CÙNG CÒN SÓT LẠI
- Thầy Tuệ Sỹ và ngôn ngữ
- Trần Bảo Toàn: “CHIẾN BINH TUỆ SỸ”
- HT. Thích Thái Hoà: Nhân duyên tôi biết thầy Tuệ Sỹ (bài đầy đủ)
- Thích Minh Tâm: TỐI TRỜI, CÒN ĐÓ MỘT VÌ SAO
- THÍCH TỪ LỰC: BIẾT ƠN ÔN, VỚI TẤM LÒNG KÍNH CẨN
- HUỲNH KIM QUANG: Từ Việc Dịch Đại Tạng Kinh Tiếng Việt Tới Phục Hưng Văn Hóa Dân Tộc
- THẦY TUỆ SỸ: NHƯ MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG
- Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam
- Nguyên Túc Nguyễn Sung: Thư gửi Thầy
- "HƯ KHÔNG HỮU TẬN - NGÃ NGUYỆN VÔ CÙNG"
- ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU
- Tiểu Tường
QUẢNG DIỆU TRẦN BẢO TOÀN:
CHIẾN BINH TUỆ SỸ
… Trọn một đời trau dồi Kinh Điển, hiểu rõ uyên nguyên giáo nghĩa, thông thạo ít nhất 12 ngôn ngữ, trong đó có nhiều ngôn ngữ thuộc tử ngữ, chỉ dùng để nghiên cứu, Ôn có cách làm nghiên cứu, biên soạn vô cùng khoa học. Mỗi đoạn Kinh văn Ôn dịch đều có cước chú, giải thích so sánh chéo giữa các bản Kinh văn bằng Phạn ngữ, Hán ngữ, Tạng ngữ hay Nhật ngữ, qua đó Ôn hiệu đính lại những chỗ thiếu sót của chư vị dịch giả qua Hán văn như bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) hoặc của ngài Huyền Trang đời Đường. Các Kinh Điển được Ôn biên dịch, vì thế luôn tránh được những lỗi thông thường như tam sao thất bổn, sai lầm vì dựa trên sai lầm của người khác, ví dụ người Hoa không phát âm được chữa R, nên đọc Paris thành Bālí, người Việt chúng ta dịch thành Ba Lê, thành ra ta nói ngọng vì người khác nói ngọng. Công trình phiên dịch thiên niên kỷ này chưa hoàn tất và vì những biến thiên của thời đại mà người thừa kế chưa thể có được sở học như Ôn, nên Ôn cần giữ thêm thọ mạng để tiếp tục công việc và ráo riết đào tạo được thêm học trò đủ khả năng kế tục mình.
Không phải đệ tử nào cũng hiểu việc trụ thế của Ôn quan trọng thế nào với Phật Giáo Việt Nam trong hiện tại và lâu mãi về sau, nhưng mọi người đều không thể chịu được khi nhìn hình ảnh vị chân sư khả kính, song gầy yếu của mình bị những cơn đau như sóng biển vùi dập. Nghị lực thiền định của Ôn rất lớn, nhưng những biểu hiện run bần bật, toát mồ hôi lạnh trên gương mặt của Ngài khiến nhiều người bật khóc. Mọi người đồng lòng cầu khẩn Ôn đi chữa bệnh, bị ép quá có lần Ôn đã vẫy taxi rồi bỏ đi suốt một ngày. Những người biết chuyện đổ xô đi tìm, song Sài Gòn rộng lớn, 15 triệu con người chen chúc, biết tìm Ôn nơi nào? Đến tối muộn Ôn về và đồng ý đi chữa bệnh. Ôn nói: “Nếu bây giờ tôi buông xuôi không chữa bệnh, thì đã phụ lòng mọi người lo lắng, chăm sóc cho tôi suốt thời gian qua, thêm nữa nhân duyên với cõi này chưa dứt, thành ra tôi đồng ý kéo dài thêm thọ mệnh để làm nốt những việc cần làm”.
(…)
Không ai có thể ngờ rằng Ôn Tuệ Sỹ đã dùng ý chí kiên định, quật cường của mình mà trụ lại thế gian thêm năm năm vừa qua…
(trích từ Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành, 2023)